Để có thể tăng độ nhận diện của thương hiệu thì đa số các nhãn hàng, doanh nghiệp,… đều có logo cho riêng mình. Khi đăng ký bảo hộ logo, pháp luật sẽ bảo hộ bản quyền logo trên phương diện pháp lý. Mọi hành vi vi phạm bản quyền logo sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy, thế nào là vi phạm bản quyền logo theo quy định 2023? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP
Logo có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu không?
Để logo được pháp luật bảo hộ trước hết cần đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, để logo được bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu thì logo cần đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy, trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho logo thì chủ sở hữu logo cần nắm được điều kiện để logo được bảo hộ, tránh mất thời gian và chi phí chỉnh sửa. Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Theo đó, nếu logo đáp ứng được điều kiện nêu trên, thì bạn có thể đăng ký bảo hộ logo của mình dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu.
Logo có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không?
Rất nhiều tác giả khi thiết kế, sáng tạo ra một logo thì họ thường lo sợ rằng sẽ bị sử dụng khi chưa có sự cho phép hay bị một cá nhân, tổ chức nào đó nhận định là logo của mình. Chính vì vậy, nhiều người có thắc mắc về việc logo có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không?Ngoài việc được bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu thì tác giả của logo cũng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, cụ thể như sau:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo đó, tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
“Điều 6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.“
Như vậy, logo được xem là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp nên đây được xem là loại hình được bảo hộ quyền tác giả.
Thế nào là vi phạm bản quyền logo?
Trên thực tế có nhiều trường hợp logo của tác giả, chủ sở hữu bị người khác lấy và sử dụng trái phép, một số trường hợp bị mà cá nhân, tổ chức khác lấy và nhận định là logo của cá nhân, tổ chức đó. Việc này không những gây ảnh hưởng đến quyền đối với logo của tác giả, chủ sở hữu logo mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, thế nào là vi phạm bản quyền logo?
Đối với những logo đã được đăng ký bản quyền qua hình thức đăng ký quyền tác giả thì mọi hành vi sử dụng, sao chép hoặc làm thay đổi tính chất của logo mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu đều bị xem là hành vi vi phạm bản quyền logo.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Vậy, hành vi được sử dụng hình ảnh logo của người khác được xem là hành vi vi phạm bản quyền logo, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Mức xử phạt vi phạm bản quyền logo như thế nào?
Để xử phạt những hành vi vi phạm bản quyền logo, pháp luật đã đặt ra những mức xử phạt tương ứng với mức độ của hành vi vi phạm. Chính vì vậy, những hành vi vi phạm bản quyền logo tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Hãy theo dõi xem mức xử phạt vi phạm bản quyền logo như thế nào nhé.
Căn cứ khoản 1, khoản 11 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hhànhvi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP)
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.“
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm và ảnh hưởng đến tác giả, chủ sỡ hữu logo mà có hình phạt và mức xử phạt thích hợp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thế nào là vi phạm bản quyền logo theo quy định 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân có được đăng ký bản quyền đối với logo tự thiết kế hay không?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
“Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.”
Theo đó, cá nhân có thể tiến hành đăng ký bản quyền đối với logo do cá nhân tự thiết kế.
Logo fanpage, logo báo có phải nhãn hiệu không?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Và tại khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định về điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ như sau: “Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.”
Theo đó, có thể thấy logo của fanpage, logo báo chí có thể được xem là nhãn hiệu nếu chúng là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc theo quy định.