Phiếu tín nhiệm là một một loại phiếu quan trọng trong việc xem xét, đánh giá cán bộ, chức vụ. Chính vì vậy, khi điền vào phiếu tín nhiệm cần biết cách điền cho đúng thông tin nhằm tránh xảy ra sai sót dẫn đến diễn đạt sai mong muốn, ý nghĩ. Dưới đây là mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ chuẩn 2023 của Tìm luật, hãy tải xuống và tham khảo hướng dẫn qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 85/2014/QH14
- Quy định 96/QĐ-TW năm 2023
Phiếu tín nhiệm là gì?
Để đưa ra những đánh giá chính xác về một cán bộ, chức vụ nào đó thì người điền phiếu tín nhiệm cần nắm được ý nghĩa và vai trò của phiếu tín nhiệm. Tránh việc đưa ra những đánh giá chưa chính xác dẫn đến kết quả của việc đánh giá không được khách quan. Do đó, trước khi điền phiếu tín nhiệm cần nắm được phiếu tín nhiệm là gì?
Phiếu tín nhiệm được biết đến là mẫu phiếu được sử dụng khi tổ chức việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người nắm giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu ra hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Theo đó, phiếu tín nhiệm thường được gắn liền với hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH14 quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
2. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.”
Như vậy, phiếu tín nhiệm được sử dụng để làm phương thức lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm nhằm bầu ra, phê chuẩn hay miễn nhiệm cán bộ.
Những đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm cán bộ
Chỉ có một số đối tượng trong hệ thống chính trị theo quy định mới có thể được tổ chức đánh giá và lấy phiếu tín nhiệm. Do đó, để được lấy phiếu tín nhiệm thì cá nhân cần biết mình có thuộc đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm hay không. Dưới đây là những đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm cán bộ theo quy định.
Căn cứ tại Điều 3 Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 quy định như sau:
“Điều 3. Phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và thành phần ghi phiếu tín nhiệm
1. Phạm vi, đối tượng
– Cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.
– Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
2. Thành phần ghi phiếu tín nhiệm được quy định cụ thể đối với từng chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Phụ lục 1).
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.
Như vậy, những đối tượng sẽ được tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bao gồm:
– Cán bộ đang giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ TW đến cấp có đơn vị trực thuộc.
– Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc đã được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
Tải xuống mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng thì việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ phải được diễn ra theo quy trình thủ tục quy định. Do đó, để thực hiện đúng pháp luật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của mình thì cá nhân cũng như hội đồng cần nắm được rõ q.uy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ sau đây.
Căn cứ tại Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định quy trình lấy phiếu tín nhiệm trải qua 03 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm:
Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:
– Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy định này.
– Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.
– Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
– Đề xuất ban kiểm phiếu.
Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm:
– Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.
– Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.
– Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm:
– Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.
– Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.
– Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 10 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023.
Thông tin liên hệ
Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu phiếu tín nhiệm cán bộ chuẩn 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo là khi nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như sau:
“Điều 4. Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp), cụ thể như sau:
1. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo quy định của Quốc hội.
2. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu thực hiện theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
3. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp ủy địa phương tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do hội đồng nhân dân các cấp bầu.
4. Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.“
Như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.”
Do đó, khi lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm cần đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc được quy định trên.