Trong quá trình ly hôn, một trong những vấn đề quan trọng mà vợ chồng cần phải đối mặt là việc quyết định về quyền nuôi và chăm sóc con chung. Mẫu văn bản thỏa thuận con chung của vợ chồng là mẫu văn bản nhằm mục đích xác định các quyền và trách nhiệm của cả hai bên đối với con cái sau khi ly hôn. Điều này đảm bảo rằng quyền nuôi con và các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc con được xác định rõ ràng và công bằng cho cả hai bên.
Vậy “Mẫu văn bản thỏa thuận con chung của vợ chồng mới nhất 2023″ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Download Mẫu văn bản thỏa thuận con chung của vợ chồng mới nhất
Hướng dẫn viết Mẫu văn bản thỏa thuận con chung của vợ chồng mới nhất
Khi viết văn bản thỏa thuận con chung của vợ chồng, cần đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
– Về mặt hình thức:
+ Hình thức của bản thỏa thuận quyền nuôi con sau khi ly hôn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của một văn bản hợp pháp, đơn từ hành chính thông thường: Quốc hiệu, tiêu ngữ, nội dung của bản thỏa thuận, chữ ký,..
+ Sử dụng ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, và tránh sử dụng ngôn ngữ thể hiện cảm xúc cá nhân quá mức. Bản thỏa thuận cần phải sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp và đúng ngữ pháp.
+ Không được sai chính tả.
– Về mặt nội dung:
+ Phải đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ của vợ và chồng.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin của con cái.
+ Nội dung thỏa thuận cần nêu rõ: Thỏa thuận của hai vợ chồng về việc nuôi con (Con ở với ai); việc chu cấp cho con như thế nào; việc nuôi dưỡng con ra sao,…
Ai là người được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Vấn đề về quyền nuôi con sau khi ly hôn đặt ra câu hỏi về việc ai có trách nhiệm và quyền lựa chọn môi trường phát triển tốt nhất cho con cái sau khi cuộc hôn nhân kết thúc. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách đối với quyền nuôi con sau ly hôn là một phần quan trọng của việc đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em.
Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
Đối với con dưới 36 tháng tuổi:
Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).
Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.
Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:
+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:
– Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:
+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;
Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).
+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.
+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
– Người giám hộ được cử, chỉ định:
+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ này sẽ kéo dài cho đến khi người con đó đã trở thành người thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Điều này có nghĩa rằng người phải tiếp tục đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển của người con không sống chung với mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng này nhằm đảm bảo rằng người con sẽ không phải chịu khó khăn và thiếu thốn sau khi ly hôn và sẽ có một môi trường tốt để phát triển và học hành. Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng và các quyền của người con trong trường hợp này.
Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định như sau:
“24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được xác định dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng, họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, mức cấp dưỡng cũng có thể thay đổi dựa trên thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận, mức cấp dưỡng có thể được quyết định bởi Tòa án.
Theo Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Vấn đề “Mẫu văn bản thỏa thuận con chung của vợ chồng mới nhất 2023” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin nghỉ việc đơn giản … hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết.
Câu hỏi thường gặp
Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.“
Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi hoặc hai vợ chồng có thỏa thuận khác thì người chồng sẽ có quyền nuôi.