Quy định về giấy chứng nhận xuất xưởng như thế nào?

287
quy định về giấy chứng nhận xuất xưởng

Giấy chứng nhận xuất xưởng (C/O) đã trở thành một phần quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Nó là một tài liệu đóng vai trò trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và đảm bảo tính hợp pháp của chúng trong quá trình thương mại quốc tế. Như vậy, Quy định về giấy chứng nhận xuất xưởng như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Quy định về giấy chứng nhận xuất xưởng như thế nào?

Giấy chứng nhận xuất xưởng là gì ?

Chứng nhận xuất xưởng hay C/O là một tài liệu xác nhận nguồn gốc của hàng hoá từ một quốc gia cụ thể trong quá trình xuất nhập khẩu. Chứng nhận này được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu để xác định nguồn gốc sản phẩm và đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa.

Ngày nay, tại Việt Nam, để xuất xưởng hàng hoá, mọi loại sản phẩm đều yêu cầu phải có các giấy chứng nhận phù hợp. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về giấy chứng nhận xuất xưởng, mà chỉ quy định về chứng nhận xuất xứ của hàng hoá.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:

“1. Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”

Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xưởng

Trong bối cảnh ngày càng phức tạp của thương mại quốc tế, việc xác định và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa trở nên cực kỳ quan trọng. Chứng nhận xuất xưởng (C/O) đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, giúp đảm bảo tính hợp pháp và đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi xuất khẩu và nhập khẩu qua các quốc gia. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xưởng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ CO

Đối với trường hợp lần đầu xin Co, trước khi chuẩn bị các chứng từ CO, phải điền đầy đủ bộ hồ sơ Thương nhân gồm 03 trang và nộp lại cho bộ phận CO, VCCI cùng với một bản sao của Giấy đăng ký kinh doanh và một bản sao của Giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ CO

Sau khi nộp các giấy trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp CO như sau:

+ Đơn xin cấp CO: điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

+ Mẫu CO (A,B…): người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu CO cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ mẫu Co cà phê có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc mẫu B ( tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ tư vấn cho doanh nghiệp mua mẫu CO nào).

CO được khai gồm có 01 bản gốc và ít nhất 2 bản sao CO để tổ chức cấp CO và người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

+ Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): 01 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.

+ Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp có lý do chính đáng, người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, tổ chức cấp CO có thể yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

Packing list: 01 bản gốc của doanh nghiệp.

Bill of lading (vận đơn): 01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”.

Tờ khai Hải quan hàng nhập (01 bản sao): nếu doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước nếu doanh nghiệp mua các nguyên, phụ liệu trong nước.

Bảng giải trình quy trình sản xuất: đối với doanh nghiệp lần đầu xin CO hay mặt hàng lần đầu xin CO phải được doanh nghiệp giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải trình theo như các mẫu.

Doanh nghiệp xin CO các mặt hàng Nông sản xuất khẩu Đài Loan, doanh nghiệp phải thông báo trước 07 ngày làm việc về thời gian thu mua, địa điểm cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm tra.

Các giấy tờ khác.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xưởng

Hiện nay, Bộ Công thương đóng vai trò chính trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xưởng tại Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ này cũng uỷ quyền cho một số cơ quan và tổ chức thuộc quyền quản lý của họ để thực hiện kiểm tra hồ sơ. Một trong những ví dụ là việc hợp tác với Phòng thương mại của các lãnh sự quán nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có một số cơ quan khác tham gia vào quá trình này:

Các ban quản lý KCX – KCN được Bộ Công thương uỷ quyền sẽ có quyền được cấp C/O form D, E, AK,…

Các phòng quản lý XNK của Bộ công thương có quyền cấp C/O form D, E, AK,..

Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI có thẩm quyền cấp C/O forrm A,B,…

Vấn đề “Quy định về giấy chứng nhận xuất xưởng như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như viết mẫu đơn xin nghỉ việc.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xưởng?

Căn cứ nghị định 31/2018/ NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại thông tư 05/2018/tt-btc về xuất xứ hàng hoá. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.
Danh mục sản xuất hàng hoá đề nghị cấp C/O
Đơn cấp C/O có chữ ký của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, thường chỉ được cấp một mẫu chứng nhận C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu tại thời điểm đó và sao lưu cho các bên liên quan.
Hoá đơn thương mại của doanh nghiệp
Tờ khai hải quan các mặt hàng xuất nhập khẩu
Các giấy tờ liên quan khác

Các loại C/O phổ biến

Một số loại chứng nhận xuất xưởng áp dụng tại Việt Nam:
CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP;
GSP là hệ thống ưu đãi chung được thực hiện để hỗ trợ các nước đang phát triển bằng cách ưu tiên cho họ về thuế quan thương mại từ các nước công nghiệp và phát triển. Nó là một công cụ phi hợp đồng đơn phương và dựa trên việc mở rộng không có đi có lại các nhượng bộ thuế quan.
CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi;
CO form D: hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT;
Hiệp định CEPT là thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung, và là mức thuế có hiệu lực, được thỏa thuận ưu đãi cho ASEAN, được áp dụng cho các hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN và được xác định để đưa vào Chương trình CEPT.
CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

4.5/5 - (2 bình chọn)