Các loại thuế của doanh nghiệp phải nộp năm 2023

114
các loại thuế của doanh nghiệp

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thuế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn kinh phí cho Nhà nước, hỗ trợ cơ quan Nhà nước trong việc duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ và nộp các loại thuế theo quy định.

Việc nộp thuế này đóng góp một phần quan trọng trách nhiệm tài chính trong việc hỗ trợ nguồn kinh phí cho Nhà nước. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về “Các loại thuế của doanh nghiệp phải nộp năm 2023” để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Các loại thuế của doanh nghiệp phải nộp năm 2023

Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)

Thuế môn bài, còn được gọi là lệ phí môn bài, là một loại thuế kinh doanh mà cả tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh đều phải đóng theo quy định của Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp năm 1983. Đây là một khoản thuế quan trọng và có ảnh hưởng đối với các hoạt động kinh doanh.

Mức thu lệ phí môn bài:

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau:

“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”

– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.”

Lưu ý: Đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính dựa trên sự gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình di chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tiêu dùng. Người chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm tổ chức và cá nhân tham gia vào việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với việc nộp thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc nhập khẩu hàng hóa cũng phải chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng.

Mức thuế GTGT:

Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:

– Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

– Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

– Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

– Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

– Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

– Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

– Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

– Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

– Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

– Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

– Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

– Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định Luật khoa học và công nghệ 2013;

– Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở 2014.

* Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng hàng hóa nêu trên và các hàng hóa có mức thuế suất 0% theo khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

Lưu ý: Theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, sẽ giảm thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ các hàng hóa, dịch vụ theo Phụ lục I, II, II Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, áp dụng trực tiếp vào thu nhập mà doanh nghiệp thu được và phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm thu nhập mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập của doanh nghiệp mà phải chịu thuế, sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. Với vai trò là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, thuế TNDN đóng góp vào việc cung cấp nguồn vốn cho các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực khác.

Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 bao gồm:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

– Thu nhập khác, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

+ Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;

+ Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;

+ Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 quy định về thuế suất như sau:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, trừ đối tượng được ưu đãi về thuế suất tại Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2006 sửa đổi 2013 và trường hợp sau:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là số tiền mà người có thu nhập phải đóng góp vào ngân sách nhà nước dựa trên một phần thu nhập của họ, bao gồm tiền lương và các nguồn thu khác, sau khi đã được điều chỉnh trừ đi các khoản miễn trừ. Thuế thu nhập cá nhân không áp dụng đối với những người có thu nhập thấp, từ đó đảm bảo tính công bằng cho tất cả các cá nhân, đồng thời giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế doanh nghiệp nộp giúp người lao động, cụ thể:

Theo Điều 24 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú như sau:

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;

– Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Mức thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo biểu thuế lũy tiến từng phần:

– Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Mức thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo biểu thuế lũy tiến toàn phần:

– Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các loại thuế của doanh nghiệp phải nộp năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn chuẩn pháp luật như điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, các trường hợp phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại mục (2).
Quy định về cơ sở  thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý, nhưng sẽ quyết toán theo năm. Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân dành cho 3 đối tượng khác nhau:
Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên: Tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng: Khấu trừ 10%
Cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài): Khấu trừ 20%

5/5 - (1 bình chọn)