Biên bản họp gia đình đổi tên cho con thường bao gồm thông tin về việc thống nhất của gia đình về quyết định thay đổi tên của con, thông tin về tên cũ, tên mới, và sự đồng thuận của tất cả các thành viên gia đình. Việc chuẩn bị một biên bản như vậy cần sự thống nhất và sự hiểu biết rõ ràng về quy trình pháp lý và thủ tục cần thiết.
Vậy “Mẫu biên bản họp gia đình đổi tên cho con mới nhất hiện nay” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Download Mẫu biên bản họp gia đình đổi tên cho con
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin thôi việc mới nhất
Quyền thay đổi họ, tên của công dân
Quyền thay đổi họ, tên của công dân là một trong những quyền được bảo đảm và quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân Sự. Điều này cho phép người dân có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên theo những điều kiện và trường hợp cụ thể. Quy định này quan trọng vì liên quan trực tiếp đến việc xác định danh tính và sự pháp nhân của cá nhân trong xã hội, đồng thời cũng đề cập đến các quyền và trách nhiệm cần tuân theo khi yêu cầu thực hiện thay đổi này.
Căn cứ theo Điều 27 và Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”
“Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
Mời bạn xem thêm: Quy định chi tiết về mức lệ phí thay đổi họ tên

Thay đổi họ tên của con cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ vào quy định theo Điều 27 và Điều 28 của Bộ Luật Dân sự 2015, nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định, thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục thay đổi họ tên cho con. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 18 tuổi, việc thay đổi họ tên cho con cần có sự đồng ý từ cả bạn và mẹ của con, điều này phải được ghi rõ trong Tờ khai yêu cầu. Nếu con bạn từ 9 tuổi trở lên, cần có sự đồng ý từ phía con.
Về điều kiện thay đổi họ tên, theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Vấn đề “Mẫu biên bản họp gia đình đổi tên cho con mới nhất hiện nay” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Biên bản họp gia đình là gì ?
Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình. Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.
Mẫu Biên Bản Họp Gia Đình Về Việc Đổi Tên Cho Con là việc các thành viên trong gia đình tụ họp lại và thống nhất ý chí về việc đổi tên cho con của một thành viên nào đó trong gia đình.
Lệ phí thủ tục thay đổi họ tên
Theo quy định thì lệ phí cho yêu cầu thay đổi tên, các địa phương sẽ được phép ghi nhận chi tiết nhưng giao động trong khoảng từ 5.000đ – 25.000đ.