Theo quy định thì chi bộ sẽ giải thể trong một số trường hợp. Việc giải thể chi bộ phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Do đó, chi bộ phải nắm được quy định pháp luật về giải thể chi bộ và thực hiện đúng theo quy định. Vậy, quy định về giải thể chi bộ như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Chi bộ Đảng là gì?
Các Đảng viên sẽ tham gia các hoạt động Đảng theo chi bộ của mình. Hoạt động của Đảng phải tuân theo quy định của Đảng và pháp luật. Để tham gia và hoạt động Đảng theo chi bộ đúng quy định thì thì cá nhân cần nắm được chi bộ Đảng là gì? Để hiểu rõ hơn về chi bộ Đảng, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.
Khái niệm chi bộ
Căn cứ theo Điều 1 Quy định 98/QĐ-TW năm 2004 quy định đảng bộ, chi bộ như sau:
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan;
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động;
- Xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh.
Nhiệm vụ của chi bộ cơ sở
Tại khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về chi bộ như sau:
– Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;
– Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên;
– Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên;
– Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên;
– Thu, nộp đảng phí.
– Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
Quy định về việc tổ chức chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở
Tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về chi bộ như sau:
– Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; Mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; Tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
– Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.
– Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.

Các trường hợp giải thể chi bộ
Theo quy định thì trong một số trường hợp chi bộ sẽ giải thể. Do đó, để hoạt động đúng theo quy định của Đảng và pháp luật thì chi bộ Đảng cần phải nắm được các trường hợp giải thể chi bộ. Vậy, trường hợp nào giải thể chi bộ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.
Tiểu mục 10.4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về việc giải thể đảng bộ, chi bộ như sau:
– Chỉ giải thể một đảng bộ, chi bộ khi đảng bộ, chi bộ đó đã làm xong nhiệm vụ hoặc không còn phù hợp về mặt tổ chức.
– Cấp uỷ nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp uỷ đó có thẩm quyền ra quyết định giải thể và báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
Như vậy, theo như phân tích ở trên, chi bộ sẽ do cấp ủy có thẩm quyền quyết định thành lập sẽ có quyền quyết định giải thể khi thuộc một trong hai trường hợp:
– Đã làm xong nhiệm vụ;
– Không còn phù hợp về mặt tổ chức.
Mời bạn xem thêm: Mẫu đơn xin vào Đảng
Quy định về giải thể chi bộ như thế nào?
Khi giải thể chi bộ thì chi bộ cần thực hiện theo đúng quy định. Do đó, chi bộ giải thể cần phải nắm được quy định về giải thể chi bộ như thế nào? Pháp luật đã có quy định về việc giải thể chi bộ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được quy định về giải thể chi bộ như thế nào nhé.
Việc giải thể đảng bộ, chi bộ được quy định Tiểu mục 10.3 Mục 10 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:
- Chỉ giải thể một đảng bộ, chi bộ khi đảng bộ, chi bộ đó đã làm xong nhiệm vụ hoặc không còn phù hợp về mặt tổ chức.
- Cấp ủy nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp ủy đó có thẩm quyền ra quyết định giải thể và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Như vậy, chỉ được giải thể một đảng bộ, chi bộ đảng khi đảng bộ, chi bộ làm xong nhiệm vụ (với đảng bộ, chi bộ đảng tạm thời) hoặc nó không còn phù hợp về mặt tổ chức đảng nữa. Việc ra quyết định giải thể thuộc về thẩm quyền của cấp ủy đã thành lập, hình thành nên đảng bộ chi bộ đảng đó.

Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về giải thể chi bộ như thế nào năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Tìm luật sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc về pháp luật của các bạn.
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện thành lập chi bộ Đảng được quy định thế nào?
Để được thành lập chi bộ thì tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ Đảng có quy định:
– Ở xã, phường, thị trấn: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc cấp ủy cấp huyện.
– Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác: Có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức Đảng (tổ chức cơ sở Đảng hoặc chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở).
Nếu chưa có đủ 03 Đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu Đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở Đảng thích hợp.
Đây cũng là quy định tại khoản 1 Điều 24 Điều lệ Đảng:
Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của Đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 Đảng viên chính thức
Với các doanh nghiệp tư nhân, Chỉ thị 33-CT/TW ngày 18/3/2019 quy định, nếu chưa có tổ chức Đảng thì cấp ủy cấp huyện chỉ đạo rà soát, nắm chắc số Đảng viên đang làm việc ổn định trong các doanh nghiệp nhưng sinh hoạt Đảng ở nơi khác.
Nếu có đủ 03 Đảng viên chính thức trở lên và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định thì thành lập chi bộ. Nếu chưa đủ số lượng Đảng viên để thành lập chi bộ thì chuyển số Đảng viên này về sinh hoạt với một tổ chức Đảng phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để thành lập chi bộ.
Không chỉ vậy, với việc sinh hoạt Đảng của Đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã, Công văn số 273-CV/BTCTW ngày 05/4/2021 cũng quy định như sau:
– Nếu ở xã có từ 03 Đảng viên chính thức trở lên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã thì thành lập chi bộ công an xã trực thuộc Đảng ủy xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy xã và Đảng ủy công an huyện về an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng.
– Chỉ các đồng chí Đảng viên là công an xã chính quy mới sinh hoạt ở chi bộ công an xã.
– Chưa bố trí đủ số lượng Đảng viên chính thức là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã để thành lập chi bộ thì Đảng ủy giới thiệu Đảng viên là công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã về sinh hoạt ở chi bộ phù hợp.
Điều kiện để đảng uỷ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở?
Tiểu mục 10.5 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về điều kiện để đảng uỷ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở như sau:
– Chỉ giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (mà cấp trên trực tiếp là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương) khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; có nhiều đơn vị thành viên là tổ chức cơ sở trong cùng một đơn vị chính quyền hoặc cơ quan quản lý; có số lượng từ 400 đảng viên trở lên.
– Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quyết định việc giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở.
Đảng bộ mà đảng uỷ được giao quyền cấp trên cơ sở có chức năng, nhiệm vụ như chức năng, nhiệm vụ của loại hình cơ sở đó.
Căn cứ tình hình cụ thể, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có thể giao thêm cho đảng uỷ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở một số quyền sau:
+ Được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc: Ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan uỷ ban kiểm tra, văn phòng đảng uỷ.
+ Ban thường vụ đảng uỷ được quyết định kết nạp, khai trừ đảng viên, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, phát thẻ đảng viên, chuyển sinh hoạt cho tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp đến các đảng bộ cấp trên cơ sở.
+ Được quản lý hồ sơ, dữ liệu đảng viên.
+ Ban thường vụ đảng uỷ mỗi tháng họp một lần, đảng uỷ họp thường lệ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần.
+ Việc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở mà cấp trên trực tiếp không phải là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
Sau khi giao quyền, cấp uỷ cấp trên trực tiếp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nếu thấy đảng uỷ cơ sở được giao quyền không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo quy định thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định đã giao quyền.