Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm có được hay không?

1023
Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm

Quyền nghỉ không lương đối với giáo viên có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy định của hệ thống giáo dục, quy định của trường học và theo quy định của pháp luật. Một số trường hợp đặc biệt hoặc lý do chính đáng có thể được xem xét để cấp phép nghỉ dài hạn không nhận lương. Việc này có thể liên quan đến sức khỏe, hoặc các tình huống đặc biệt khác mà giáo viên cần phải nghỉ để xử lý mà không nhận lương.

Vậy “Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm có được hay không?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm

Giáo viên được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Giáo viên có quyền được nghỉ không lương ít nhất 1 ngày nếu thuộc vào một trong những trường hợp được quy định. Số ngày nghỉ không hưởng lương có thể tăng lên không giới hạn nếu có sự thỏa thuận với người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp, miễn là có lý do hợp lý. Ngoài ra, viên chức cũng có quyền nghỉ ít nhất 30 ngày và có thể nghỉ nhiều ngày hơn tương đương với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội mà không nhận lương từ đơn vị sự nghiệp công lập, mà thay vào đó sẽ được hưởng từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.”

Ngoài ra, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, viên chức còn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Cụ thể, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Nếu giáo viên nghỉ đủ thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm thì theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày trong một năm do sức khỏe chưa phục hồi. Thời gian này gồm cả ngày lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần. Số tiền giáo viên nhận được do hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả mà không phải từ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm

Giáo viên có quyền được nghỉ việc không lương hay không?

Quyền nghỉ việc không lương của giáo viên liên quan đến việc giáo viên có thể được phép nghỉ mà không nhận lương trong những trường hợp cụ thể nào và theo quy định của luật pháp địa phương hay quy định nội bộ của trường học. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý công việc cũng như các quyền lợi của giáo viên.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức Số: 26/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

Như vậy, nếu giáo viên đó có nguyện vọng xin nghỉ không hưởng lương và được hiệu trưởng đồng ý thì giáo viên hoàn toàn có quyền được nghỉ việc riêng không hưởng hương.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm có được hay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ  không lương là gì? 

Theo quy định tại Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể như sau: 
 ” 1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: 
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; 
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; 
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.  
2.Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 
 3.Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.” 
Căn cứ dựa trên quy định này thì đáp ứng nhu cầu được đưa ra cũng như để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động làm việc trong quá trình làm việc ngoài những ngày nghỉ nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ việc có hưởng lương theo quy định pháp luật thì người lao động còn có thể nghỉ việc không hưởng lương. Theo quy định này thì nghỉ không lương phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.  Như vậy, pháp luật đã có quy định cụ thể về ngày nghỉ lễ,  tết ​​ngay từ đầu  được coi là ngày không làm việc và được hưởng nguyên lương. Theo đó, các ngày nghỉ lễ,  tết ​​này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
 Trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì ngoài những ngày nghỉ lễ nêu trên, người lao động đó còn được nghỉ thêm một ngày vào ngày Tết cổ truyền và một ngày vào ngày lễ quốc khánh của nước mình. Như vậy, ngay cả khi người lao động xin nghỉ không  lương thì trong các ngày lễ, tết ​​nêu trên, người lao động vẫn được nhận đầy đủ tiền lương của mình, vì đây tất nhiên là ngày  nghỉ và sẽ luôn có lương của mình.

Doanh nghiệp có bị phạt khi từ chối khi người lao động xin nghỉ không?

Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.
Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)