Nghỉ thai sản là khoảng thời gian mà người lao động được nghỉ làm việc để sinh con và chăm sóc con mới sinh mà vẫn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ thai sản giúp người mẹ có đủ thời gian phục hồi sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh nở. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn trong những tháng đầu đời. Chế độ này còn giúp bảo vệ quyền lợi và vị thế của người lao động nữ trong môi trường làm việc, tránh tình trạng phân biệt đối xử do mang thai và sinh con. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Sinh mổ được nghỉ thai sản bao lâu?”. Hãy đón đọc bài viết sau của Tìm Luật nhé.
Lao động nữ sinh mổ với sinh thường có hưởng chế độ thai sản khác nhau không?
Nghỉ thai sản là một quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ thai sản giúp người mẹ có thể dành thời gian chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng và gắn kết tình cảm với con cái. Việc người mẹ được nghỉ thai sản đủ thời gian giúp đảm bảo trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời, tạo nền tảng tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
…
Như vậy, lao động nữ sinh con là một trong các trường hợp mà người lao động được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng không đề cập đến việc người lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con bằng phương pháp sinh thường hay mổ.
Do đó, lao động nữ sinh con bằng phương pháp nào thì vẫn thuộc trường hợp được hưởng các chế độ thai sản theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
…
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ sinh con như sau:
– Lao động nữ sinh con tự nhiên: tối đa 05 ngày
– Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật: tối đa 07 ngày.
Ngoài ra, nếu đáp ứng được các điều kiện tại Điều 31 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam có vợ sinh thường sẽ được nghỉ 05 ngày, sinh mổ thì được nghỉ hưởng 07 ngày làm việc.
Nếu sinh đôi được nghỉ hướng 10 ngày làm việc còn sinh mổ thì được hưởng 14 ngày làm việc cho chế độ thai sản.
Sinh mổ được nghỉ thai sản bao lâu?
Sinh mổ là một thủ thuật phẫu thuật lớn và cần thời gian hồi phục lâu hơn so với sinh thường. Sau khi sinh mổ, người mẹ cần thời gian để vết mổ lành lại và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm trùng và các biến chứng khác. Chế độ nghỉ thai sản không chỉ giúp người mẹ phục hồi thể chất mà còn giúp giảm căng thẳng, áp lực tâm lý sau khi sinh. Sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội trong giai đoạn này là rất quan trọng để người mẹ có thể tái hòa nhập công việc một cách thuận lợi.
Căn cứ Điều 34 và Điều 41 Luật BHXH năm 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản và nghỉ dưỡng sức sau sinh với thời gian nghỉ như sau:;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:
Lao động nữ sinh mổ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng/con.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:
Ngay sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, sức khoẻ người lao động chưa phục hồi thì người này sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ với thời gian như sau:
– Sinh một con mà phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 07 ngày.
– Sinh đôi trở lên phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của lao động nữ sinh mổ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Vợ sinh mổ, chồng được nghỉ mấy ngày để chăm sóc vợ?
Nghỉ thai sản là một chính sách xã hội quan trọng, không chỉ bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Chế độ nghỉ thai sản góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc và gia đình. Nó khuyến khích sự chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái giữa cha và mẹ, đồng thời tạo điều kiện để người lao động nữ có thể quay lại công việc sau khi nghỉ sinh.
Khi vợ sinh người chồng cũng được nghỉ để chăm sóc vợ. Trường hợp vợ sinh mổ, cần phẫu thuật thì người chồng có thể được nghỉ tối đa lên đến 14 ngày. Theo đó, căn cứ theo quy định của Điều 34, Khoản 2 của Luật BHXH 2014, khi vợ của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, người này sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
– 05 ngày làm việc với trường hợp sinh nở bình thường.
– 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Trong trường hợp vợ sinh đôi, lao động sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc; với mỗi đứa con thứ ba trở lên, thêm 03 ngày làm việc sẽ được cộng thêm.
– Nếu vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật, lao động sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được quy định trong khoản này tính từ ngày vợ sinh con và kéo dài trong khoảng thời gian 30 ngày đầu.

Do đó, khi vợ sinh mổ, người chồng sẽ được nghỉ từ 7 tới 14 ngày và có thể cộng thêm với trường hợp vợ sinh 3 trở lên. Tuy nhiên người lao động cần lưu ý về thời gian nghỉ như sau:
1) Lao động nam nghỉ để hưởng chế độ trong vòng 30 ngày tính từ ngày vợ sinh con. Nếu họ nghỉ trước ngày vợ sinh con, thời gian này sẽ được tính là nghỉ không lương hoặc nghỉ phép.
2) Trong trường hợp nhân viên nam nghỉ nhiều lần, thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối cùng vẫn phải nằm trong 30 ngày đầu tính từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ không vượt quá quy định.
3) Nếu thời gian nghỉ của nhân viên nam trùng với thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, hoặc nghỉ không lương, thì họ sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt sau:
– Nếu chỉ mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH và mẹ qua đời sau khi sinh con, thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời gian còn lại của mẹ. Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng BHXH và qua đời sau sinh, cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Nếu cha tham gia BHXH nhưng không nghỉ khi vợ qua đời sau sinh, ngoài tiền lương, cha cũng được hưởng chế độ thai sản trong thời gian còn lại của mẹ.
– Nếu chỉ có cha tham gia BHXH và mẹ qua đời sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau sinh và không đủ sức khỏe để chăm sóc con, theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Sinh mổ được nghỉ thai sản bao lâu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nào chồng được nhận chế độ thai sản BHXH thay cho vợ?
Trong một số trường hợp, người lao động nam sẽ được nhận chế độ BHXH một lần thai sản thay cho vợ nếu họ thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
(1) Nếu chỉ có lao động nam tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) và phải đóng BHXH từ ít nhất 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
(2) Nếu cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH bắt buộc, nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, trong khi người cha đã đóng BHXH từ ít nhất 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Đi làm sớm có được hưởng nhận thêm tiền dưỡng sức không?
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội đã nêu rõ điều kiện nghỉ dưỡng sức phụ hồi sức khỏe sau thai sản là phải đã nghỉ hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục.
Do đó, trường hợp đi làm sớm khi chưa hết thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ không được nhận tiền dưỡng sức.
Quy định như vậy là hợp lý bởi chế độ nghỉ dưỡng sức được ghi nhận nhằm giúp lao động nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi khi sức khỏe còn yếu. Trong khi đó, lao động nữ đi làm sớm thì đã phải có giấy xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm.
Với tình hình sức khỏe ổn định, đảm bảo để làm việc thì lao động nữ đi làm sớm không cần thiết hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức.
Nghỉ thai sản là khoảng thời gian mà người lao động được nghỉ làm việc để sinh con và chăm sóc con mới sinh mà vẫn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ thai sản giúp người mẹ có đủ thời gian phục hồi sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh nở. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn trong những tháng đầu đời. Chế độ này còn giúp bảo vệ quyền lợi và vị thế của người lao động nữ trong môi trường làm việc, tránh tình trạng phân biệt đối xử do mang thai và sinh con. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Sinh mổ được nghỉ thai sản bao lâu?”. Hãy đón đọc bài viết sau của Tìm Luật nhé.
Lao động nữ sinh mổ với sinh thường có hưởng chế độ thai sản khác nhau không?
Nghỉ thai sản là một quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ thai sản giúp người mẹ có thể dành thời gian chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng và gắn kết tình cảm với con cái. Việc người mẹ được nghỉ thai sản đủ thời gian giúp đảm bảo trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời, tạo nền tảng tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
…
Như vậy, lao động nữ sinh con là một trong các trường hợp mà người lao động được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng không đề cập đến việc người lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con bằng phương pháp sinh thường hay mổ.
Do đó, lao động nữ sinh con bằng phương pháp nào thì vẫn thuộc trường hợp được hưởng các chế độ thai sản theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
…
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ sinh con như sau:
– Lao động nữ sinh con tự nhiên: tối đa 05 ngày
– Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật: tối đa 07 ngày.
Ngoài ra, nếu đáp ứng được các điều kiện tại Điều 31 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam có vợ sinh thường sẽ được nghỉ 05 ngày, sinh mổ thì được nghỉ hưởng 07 ngày làm việc.
Nếu sinh đôi được nghỉ hướng 10 ngày làm việc còn sinh mổ thì được hưởng 14 ngày làm việc cho chế độ thai sản.
Sinh mổ được nghỉ thai sản bao lâu?
Sinh mổ là một thủ thuật phẫu thuật lớn và cần thời gian hồi phục lâu hơn so với sinh thường. Sau khi sinh mổ, người mẹ cần thời gian để vết mổ lành lại và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm trùng và các biến chứng khác. Chế độ nghỉ thai sản không chỉ giúp người mẹ phục hồi thể chất mà còn giúp giảm căng thẳng, áp lực tâm lý sau khi sinh. Sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội trong giai đoạn này là rất quan trọng để người mẹ có thể tái hòa nhập công việc một cách thuận lợi.
Căn cứ Điều 34 và Điều 41 Luật BHXH năm 2014, khi sinh con, lao động nữ sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản và nghỉ dưỡng sức sau sinh với thời gian nghỉ như sau:;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản:
Lao động nữ sinh mổ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng/con.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:
Ngay sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, sức khoẻ người lao động chưa phục hồi thì người này sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ với thời gian như sau:
– Sinh một con mà phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 07 ngày.
– Sinh đôi trở lên phải sinh mổ: Nghỉ tối đa 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của lao động nữ sinh mổ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Vợ sinh mổ, chồng được nghỉ mấy ngày để chăm sóc vợ?
Nghỉ thai sản là một chính sách xã hội quan trọng, không chỉ bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội. Chế độ nghỉ thai sản góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong công việc và gia đình. Nó khuyến khích sự chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái giữa cha và mẹ, đồng thời tạo điều kiện để người lao động nữ có thể quay lại công việc sau khi nghỉ sinh.
Khi vợ sinh người chồng cũng được nghỉ để chăm sóc vợ. Trường hợp vợ sinh mổ, cần phẫu thuật thì người chồng có thể được nghỉ tối đa lên đến 14 ngày. Theo đó, căn cứ theo quy định của Điều 34, Khoản 2 của Luật BHXH 2014, khi vợ của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, người này sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
– 05 ngày làm việc với trường hợp sinh nở bình thường.
– 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Trong trường hợp vợ sinh đôi, lao động sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc; với mỗi đứa con thứ ba trở lên, thêm 03 ngày làm việc sẽ được cộng thêm.
– Nếu vợ sinh đôi trở lên và phải phẫu thuật, lao động sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được quy định trong khoản này tính từ ngày vợ sinh con và kéo dài trong khoảng thời gian 30 ngày đầu.

Do đó, khi vợ sinh mổ, người chồng sẽ được nghỉ từ 7 tới 14 ngày và có thể cộng thêm với trường hợp vợ sinh 3 trở lên. Tuy nhiên người lao động cần lưu ý về thời gian nghỉ như sau:
1) Lao động nam nghỉ để hưởng chế độ trong vòng 30 ngày tính từ ngày vợ sinh con. Nếu họ nghỉ trước ngày vợ sinh con, thời gian này sẽ được tính là nghỉ không lương hoặc nghỉ phép.
2) Trong trường hợp nhân viên nam nghỉ nhiều lần, thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối cùng vẫn phải nằm trong 30 ngày đầu tính từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ không vượt quá quy định.
3) Nếu thời gian nghỉ của nhân viên nam trùng với thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, hoặc nghỉ không lương, thì họ sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt sau:
– Nếu chỉ mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH và mẹ qua đời sau khi sinh con, thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời gian còn lại của mẹ. Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng BHXH và qua đời sau sinh, cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Nếu cha tham gia BHXH nhưng không nghỉ khi vợ qua đời sau sinh, ngoài tiền lương, cha cũng được hưởng chế độ thai sản trong thời gian còn lại của mẹ.
– Nếu chỉ có cha tham gia BHXH và mẹ qua đời sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau sinh và không đủ sức khỏe để chăm sóc con, theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, cha sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Sinh mổ được nghỉ thai sản bao lâu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nào chồng được nhận chế độ thai sản BHXH thay cho vợ?
Trong một số trường hợp, người lao động nam sẽ được nhận chế độ BHXH một lần thai sản thay cho vợ nếu họ thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
(1) Nếu chỉ có lao động nam tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) và phải đóng BHXH từ ít nhất 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
(2) Nếu cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH bắt buộc, nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, trong khi người cha đã đóng BHXH từ ít nhất 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Đi làm sớm có được hưởng nhận thêm tiền dưỡng sức không?
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội đã nêu rõ điều kiện nghỉ dưỡng sức phụ hồi sức khỏe sau thai sản là phải đã nghỉ hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục.
Do đó, trường hợp đi làm sớm khi chưa hết thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ không được nhận tiền dưỡng sức.
Quy định như vậy là hợp lý bởi chế độ nghỉ dưỡng sức được ghi nhận nhằm giúp lao động nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi khi sức khỏe còn yếu. Trong khi đó, lao động nữ đi làm sớm thì đã phải có giấy xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm.
Với tình hình sức khỏe ổn định, đảm bảo để làm việc thì lao động nữ đi làm sớm không cần thiết hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức.