Thực tập sinh là người tham gia vào một chương trình thực tập để có cơ hội áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và hiểu biết sâu hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi. Thực tập sinh thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, tham gia thực tập nhằm mục đích tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong một lĩnh vực cụ thể. Đây cũng là cơ hội để thực tập sinh khám phá và đánh giá sự phù hợp của mình với một nghề nghiệp cụ thể trước khi quyết định theo đuổi lâu dài. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Hợp đồng thực tập sinh có thời hạn bao lâu?”. Bạn đọc hãy cùng Tìm Luật tìm lời giải đáp nhé.
Hợp đồng thực tập sinh có thời hạn bao lâu?
Nhiều thực tập sinh là sinh viên đang theo học tại các trường đại học hoặc cao đẳng, tìm kiếm cơ hội thực tập để đáp ứng yêu cầu của chương trình học hoặc chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Những người mới tốt nghiệp cũng có thể tham gia thực tập để cải thiện khả năng tìm việc làm và nâng cao hồ sơ xin việc của mình. Thực tập sinh làm việc theo hợp đồng thực tập với một tổ chức, thường có thể là một phần của chương trình học chính thức hoặc một chương trình đào tạo nghề.
Căn cứ Điều 61, Điều 62 Bộ Luật Lao động, việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề thực hiện như sau:
Người sử dụng lao động khi tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động, hai bên đều phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Nghề đào tạo;
– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
– Chi phí đào tạo;
– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động.ăng ký thực tập tại công ty.
Như vậy, pháp luật không quy định thời hạn hợp đồng của thực tập sinh là bao lâu.

Hợp đồng thực tập sinh có khác hợp đồng học việc không?
Thực tập sinh có thể tham gia vào các dự án hoặc công việc tạm thời không chính thức để tích lũy kinh nghiệm, không nhất thiết phải qua một chương trình chính thức. Thực tập sinh có thể được hưởng các quyền lợi như lương, trợ cấp, hoặc các lợi ích khác tùy thuộc vào chính sách của công ty hoặc tổ chức. Họ cũng có thể nhận được chứng chỉ thực tập, cơ hội học hỏi, và phát triển mạng lưới nghề nghiệp.
Về vấn đề của chị, “Hợp đồng Thực tập sinh” hay “Hợp đồng Học việc” cũng chỉ là các tên gọi thực tế mà chúng ta hay sử dụng mà thôi.
Tại Bộ luật Lao động 2019 có nêu các loại hợp đồng sau:
– Hợp đồng lao động (Chương III Bộ luật Lao động 2019);
– Hợp đồng thử việc (Điều 24 Bộ luật Lao động 2019);
– Hợp đồng học nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
– Hợp đồng tập nghề (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019);
– Hợp đồng đào tạo nghề (Điều 62 Bộ luật Lao động 2019).
Ngoài ra khi thuê 1 cá nhân còn có thể phát sinh hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự 2015.
Nhìn chung, mỗi loại hợp đồng trên áp dụng cho từng trường hợp khác nhau. Do 2 loại hợp đồng chị nêu không có quy định điều chỉnh nên để xác định chính xác nó giống hay khác nhau, thuộc loại hợp đồng nào thì cần xem xét nội dung của từng loại hợp đồng đó. Chị cũng lưu ý đoạn 2 khoản 1 Điều 13 Bộ Luật lao động 2019.
Theo đó, dù chị đặt tên hợp đồng là gì mà trong hợp đồng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì đều được coi là hợp đồng lao động thưa chị.

Thực tế các doanh nghiệp khi cho các bạn sinh viên vào thực tập thì cần chuẩn bị các hồ sơ liên quan như Giấy giới thiệu của nhà trường, đơn xin thực tập của cá nhân, quy chế tài chính liên quan trợ cấp, hỗ trợ trong quá trình thực tế, văn bản tiếp nhận thực tập,… để nhằm mục đích phục vụ cho việc ghi nhận chi phí hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Mặt khác, để phù hợp, đơn vị có thể ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng tập nghề hoặc hợp đồng học nghề. Tiêu chuẩn để ký các hợp đồng là do đơn vị đưa ra chứ Luật không hạn chế, yêu cầu bắt buộc tiêu chuẩn là phải có bằng đại học.
Ký hợp đồng thực tập sinh thì doanh nghiệp có cần đóng BHXH không?
Thực tập sinh là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp, giúp họ chuẩn bị cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình và tạo nền tảng cho tương lai. Thực tập sinh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ và công việc được giao, tuân thủ quy định và quy trình của tổ chức, và duy trì thái độ làm việc chuyên nghiệp. Thực tập có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào chương trình và yêu cầu của tổ chức.
Còn việc tham gia BHXH chỉ khi nào thuộc trường hợp tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà thôi:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
Khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì mới tham gia BHXH. Còn nếu chị ký các loại hợp đồng khác thì không phải tham gia BHXH. Còn đối với phép năm thì cũng tương tự, chỉ khi nào ký hợp đồng lao động thì mới phát sinh phép năm cho người lao động thưa chị.
Trên thực tế thì các doanh nghiệp lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ với các bạn thực tập sinh chứ không ký hợp đồng lao động. Nếu ký hợp đồng dịch vụ thì doanh nghiệp không cần đóng bảo hiểm xã hội cho các bạn thực tập sinh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Thực tập sinh có phải đóng thuế TNCN”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp muốn ký hợp đồng lao động đối với thực tập sinh thì có được không?
Việc ký hợp đồng lao động đối với thực tập sinh không bị pháp luật hạn chế do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động.
Ký hợp đồng lao động đối với thực tập sinh cần đáp ứng điều kiện gì?
Việc ký hợp động lao động này phải thỏa các điều kiện tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 là:
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Và thỏa các quy định pháp về pháp luật lao động.