Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân phải đảm bảo những nội dung gì?

100
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là một loại hợp đồng giữa người mua bảo hiểm (người được bảo hiểm) và công ty bảo hiểm. Trong đó, công ty bảo hiểm cam kết chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc cho người thụ hưởng khi xảy ra các sự kiện được bảo hiểm như tử vong, mắc bệnh hiểm nghèo,… hoặc các rủi ro khác theo quy định trong hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân thường được ký kết để bảo vệ tài chính cho cá nhân và gia đình trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết “Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân phải đảm bảo những nội dung gì?“. Bài viết của Tìm Luật sau đây sẽ giúp độc giả làm rõ nhé.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân phải đảm bảo những nội dung gì?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài chính cá nhân và gia đình. Nó cung cấp sự bảo vệ chống lại các rủi ro tài chính không lường trước được, đồng thời tạo cơ hội tích lũy tài sản và đầu tư. Để tận dụng tối đa lợi ích của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người mua bảo hiểm nên xem xét kỹ lưỡng các điều khoản, quyền lợi, và nghĩa vụ của hợp đồng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia bảo hiểm khi cần thiết.

Căn cứ tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

i) Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.

Do hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm giữa người mua và công ty bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm nhân thọ phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp gói bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo những nội dung cơ bản phải có sau đây:

– Bên sử dụng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm.

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản bảo hiểm.

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm.

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

– Phương thức giải quyết tranh chấp.ho người tham gia BHYT.

Mua bảo hiểm nhân thọ một lần tốn bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm nhân thọ có thể bao gồm nhiều loại hình khác nhau như bảo hiểm nhân thọ trọn đời, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm có kỳ hạn, bảo hiểm tử vong, hoặc bệnh hiểm nghèo. Mỗi loại hình sẽ có mức phí khác nhau. Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ một lần có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, và các yếu tố cá nhân khác.

Theo khoản 28 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về phí bảo hiểm nhân thọ như sau:

Giải thích từ ngữ

28. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, khi mua bảo hiểm nhân thọ thì Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 không quy định giới hạn mức phí bảo hiểm nhân thọ mà để cho các bên tự do thỏa thuận.

Thực tế, phí bảo hiểm của từng gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cụ thể là không giống nhau. Bởi chúng được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi cá nhân.

Mức phí mua bảo hiểm nhân thọ một lần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi, sức khỏe, ngành nghề và những quyền lợi đi kèm mà người mua mong muốn.

lợi càng nhiều thì mức phí sẽ càng cao. Tất nhiên, với các trường hợp rủi ro cao thì phí bảo hiểm cũng tính cao hơn bình thường.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân

Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ là gì?

Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ dựa trên các cơ chế tài chính và pháp lý để cung cấp sự bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình của họ trong trường hợp xảy ra các sự kiện không mong muốn. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ chủ yếu tập trung vào việc quản lý rủi ro tài chính cho cá nhân và gia đình thông qua cơ chế phân tán rủi ro, quản lý tài chính, và thực hiện hợp đồng bảo hiểm một cách công bằng và minh bạch.

Nguyên tắc trung thực của bảo hiểm nhân thọ

Vì là sản phẩm bảo hiểm liên quan đến thân thể, tính mạng con người nên nhà cung cấp bảo hiểm sẽ có yêu cầu rất khắt khe về những thông tin mà quý khách cung cấp. Quý khách cần tuyệt đối trung thực trong việc kê khai các thông tin về tình trạng sức khỏe, lịch sử bệnh án,… Vì đây chính là cơ sở để công ty bảo hiểm thẩm định hồ sơ và quyết định quý khách có đủ điều kiện tham gia bảo hiểm nhân thọ hay không. Hơn nữa, việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin khi tham gia bảo hiểm sẽ là cách thức bảo vệ quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng.

Nguyên tắc khoán trong bảo hiểm nhân thọ

Theo nguyên tắc khoán, khi người tham gia bảo hiểm xảy ra các “sự kiện bảo hiểm”, công ty bảo hiểm sẽ dựa trên gói hợp đồng bảo hiểm đã ký kết để chi trả số tiền cho người thụ hưởng theo mức khoán đã quy định. Do đó, người mua bảo hiểm có thể cùng lúc ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm với số tiền khác nhau và cũng có quyền nhận được quyền lợi bảo hiểm từ các hợp đồng đó.

Lưu ý: Khoản tiền mà công ty bảo hiểm chi trả không phải để bồi thường thiệt hại mà là để thực hiện cam kết theo hợp đồng đã giao kết.

Nguyên tắc nguyên nhân gần của bảo hiểm nhân thọ

Nguyên nhân gần là nguyên nhân chi phối hoặc nguyên nhân mạnh nhất dẫn tới tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho những trường hợp mà “sự kiện bảo hiểm” xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn với người được bảo hiểm chứ không bảo hiểm cho những rủi ro sẵn có, chắc chắn xảy ra hoặc đã xảy ra. Đồng thời, bảo hiểm nhân thọ chỉ chi trả cho những nguyên nhân thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã quy định.

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm

Theo Mục 9, Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm số: 24/2000/QH10 có quy định: “Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”.

Trong bảo hiểm nhân thọ, điều này được giải thích như sau: Quyền lợi được bảo hiểm thực chất là mối quan hệ giữa người mua bảo hiểm và người được thụ hưởng bảo hiểm, xác lập trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, quan hệ lao động,… Trong đó, rủi ro của người được bảo hiểm sẽ gây tổn thất về tài chính cho người mua bảo hiểm. Cụ thể như sau:

– Quý khách có quyền lợi bảo hiểm không giới hạn đối với tính mạng của chính mình. Do đó, quyền lợi bảo hiểm cũng tồn tại đối với cha/mẹ, vợ/chồng, con cái hoặc những người có trách nhiệm nuôi dưỡng, giám hộ hợp pháp của quý khách.

– Quyền lợi bảo hiểm này cũng tồn tại khi chủ sở hữu lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

Nguyên tắc số đông bù số ít trong bảo hiểm nhân thọ

Một phần phí đóng bảo hiểm của quý khách sẽ được thêm vào quỹ dự phòng. Quỹ này sẽ sử dụng tiền trong quỹ để san sẻ, bù đắp sự thiếu hụt tài chính cho những khách hàng không may gặp rủi ro và khắc phục dần trong nhiều năm. Phần còn lại sẽ được công ty bảo hiểm mang đi đầu tư sinh lời và chia lãi cho quý khách. Đây chính là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của bảo hiểm nhân thọ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo hiểm nhóm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như thế nào?

Tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định hợp đồng bảo hiểm nhóm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm nhóm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để bảo hiểm cho những người được bảo hiểm thuộc nhóm tham gia bảo hiểm trong cùng một hợp đồng bảo hiểm.
2. Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm phải là nhóm đã được hình thành không phải vì mục đích tham gia bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận cùng đóng phí bảo hiểm.
4. Người được bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng cho trường hợp chết của người được bảo hiểm.

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp nào?

Theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp sau:
5. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm nhóm trong trường hợp sau đây:
a) Khi có ít nhất một người được bảo hiểm không còn là thành viên của nhóm;
b) Phí bảo hiểm tính cho từng người được bảo hiểm không được đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
6. Ngoài những nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này, hợp đồng bảo hiểm nhóm phải có các nội dung sau đây:
a) Điều kiện tham gia bảo hiểm đối với người được bảo hiểm;
b) Điều kiện, thủ tục chuyển đổi thành hợp đồng bảo hiểm cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)