Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ như thế nào?

281
Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ

Ở một số quốc gia và khu vực, việc có bảo hiểm cháy nổ có thể là yêu cầu pháp lý đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao. Bảo hiểm cháy nổ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro tài chính và duy trì hoạt động ổn định, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như cháy nổ. Cần lưu ý rằng, việc hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ cho doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định kế toán hiện hành. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết “Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ như thế nào?“. Sau đây, Tìm Luật sẽ giải đáp băn khoăn trên của quý độc giả nhé.

Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ như thế nào?

Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự chính xác của báo cáo tài chính. Việc hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ cần được thực hiện chính xác để đảm bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh đúng thực tế và tuân thủ các quy định kế toán hiện hành. Điều này giúp đảm bảo rằng các khoản chi phí này không bị bỏ sót hoặc ghi nhận sai lệch.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, đối với bảo hiểm cháy nổ giá trị 200 triệu muốn xác định là tài sản cố định vô hình thì phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Đối với khoản bảo hiểm, đây là một khoản dự phòng rủi ro, không phải là tài sản thực hiện trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, không thể xác định việc mua bảo hiểm cháy nổ chắc chắn mạng lại lợi ích kinh tế từ việc sử dụng.

Vậy nên, theo người viết thì bảo hiểm cháy nổ không được xem là tài sản cố định vô hình nên doanh nghiệp không hạch toán tăng tài sản cố định và khấu hao đối với loại tài sản này.

Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ
Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ

Mức phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có được thỏa thuận không, có bao gồm thuế GTGT không?

Bảo hiểm cháy nổ cho doanh nghiệp rất quan trọng và có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp thường sở hữu nhiều tài sản quý giá như nhà xưởng, thiết bị, hàng tồn kho và tài sản cố định khác. Bảo hiểm cháy nổ giúp bảo vệ tài sản này khỏi thiệt hại do cháy hoặc nổ. Nếu một vụ cháy nổ gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, bảo hiểm cháy nổ có thể cung cấp khoản bồi thường cho doanh thu mất đi và chi phí hoạt động trong thời gian doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Về mức phí bảo hiểm cháy nổ được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP:

“Điều 7. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm

1. Mức phí bảo hiểm

Mức phí bảo hiểm quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, cụ thể như sau:

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định tại điểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.

b) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Theo quy định trên thì đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm so với mức phí bảo hiểm quy định khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Hiểu đơn giản là các bên có quyền thỏa thuận về mức phí bảo hiểm nhưng không được thấp hơn so với quy định. (Lưu ý mức phí bảo hiểm chưa bao gồm VAT).

Cho nên trường hợp đơn vị bảo hiểm chào giá cho bên chị tỉ lệ bảo hiểm là 0,05% đã gồm VAT, tức mức phí bảo hiểm sẽ thấp hơn so với quy định, cho nên trường hợp thỏa thuận như thế là không đúng với quy định pháp luật.

Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ
Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ

Khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cần thực hiện theo nguyên tắc gì?

Khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật. Thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo đúng nguyên tắc giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, tuân thủ pháp luật và giảm thiểu rủi ro tài chính. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định pháp lý, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bảo hiểm, và phối hợp chặt chẽ với công ty bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình.

Theo Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.

2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.

b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

c) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

4. Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).

5. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Hạch toán chi phí bảo hiểm cháy nổ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Bên mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có những quyền gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quyết định 768/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, quyền của bên mua bảo hiểm được quy định như sau:
1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
3. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và chính xác theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm.
4. Thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của Hợp đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
5. Được hạch toán chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.
6. Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện không đúng quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và pháp luật có liên quan.

Phạm vi bảo hiểm cháy nổ được quy định thế nào?

Phạm vi bảo hiểm: Bồi thường cho những thiệt hại vật chất bất ngờ xảy ra đối với những tài sản được bảo hiểm bởi các rủi ro cháy, nổ Theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Bình chọn post