Cách xác định vị trí 1 của thửa đất dễ hiểu năm 2023

146
Cách xác định vị trí 1 của thửa đất dễ hiểu năm 2023

Việc xác định vị trí 1 thửa đất sẽ giúp người sử dụng đất biết được mục đích sử dụng đất thông qua bản đồ địa chính, sơ đồ thửa đất,… hay biết được vị trí 1 của thửa đất trong xây dựng bảng giá đất để xác định chính xác giá đất. Vậy, Cách xác định vị trí 1 của thửa đất như thế nào? Dưới đây là Cách xác định vị trí 1 của thửa đất dễ hiểu của Tìm luật, hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Xác định vị trí đất để làm gì?

Vị trí đất có thể được dùng làm cở sở để phân định giá các thửa đất nằm trong bảng giá đất một cách chính xác. Việc xác định vị trí đất sẽ căn cứ vào các tiêu chí như khả năng sinh lợi, điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi phục vụ cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ,…

Cách xác định vị trí 1 của thửa đất trong xây dựng bảng giá đất

Pháp luật đã quy định cụ thể cách xác định vị trí 1 của thửa đất trong xây dựng bảng giá đất. Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định về Xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất như sau:

Điều 15. Xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất

1. Đối với đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối thì việc xác định vị trí đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm); căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm (đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối) và thực hiện theo quy định sau:

a) Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;

b) Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.

2. Đối với đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện theo quy định sau:

– Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;

– Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.

3. Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, phố; đoạn đường, đoạn phố căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện theo quy định sau:

a) Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;

b) Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, giá đất thị trường và tình hình thực tế tại địa phương quy định tiêu chí cụ thể để xác định vị trí đối với từng loại đất; số lượng vị trí đất và mức giá của từng vị trí đất phù hợp với khung giá đất.”

Như vậy, việc xác định vị trí đất được thực hiện theo từng loại đất khác nhau như:

– Đất trồng cây hàng năm;

– Đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

– Đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.

Theo đó, UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào từng trường hợp và vị trí thực tế để xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất.

Cách xác định vị trí 1 của thửa đất dễ hiểu năm 2023

Cách xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất thế nào?

Theo quy định pháp luật, việc xác định vị trí đất thổ cư trên thửa đất được thực hiện như sau:

– Dựa theo sơ đồ thửa đất được ghi tại phần 3. Sơ đồ thửa đất 

Thông thường việc thể hiện mục đích sử dụng đất được ghi nhận cụ thể trong sơ đồ thửa đất nếu như có nhiều hơn 1 loại đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao quyền sử dụng đất.

– Dựa theo hồ sơ địa chính; bản trích lục bản đồ địa chính hoặc biên bản kiểm kê, kiểm đếm về đất đai 

Đây là những văn bản thể hiện cụ thể từng loại đất trên thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập để thể hiện mục đích của từng loại đất đang được sử dụng hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

 Dựa theo hiện trạng sử dụng

Nếu thửa đất đang sử dụng chưa có, không có một trong những giấy tờ được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Luật Đất đai 2013 thì việc xác định mục đích sử dụng đất thổ cư sẽ được thực hiện theo hiện trạng sử dụng đất của người sử dụng đất (khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

 Xác định vị trí đất thổ cư theo nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất

Nếu việc sử dụng đất thổ cư được hình thành là do lấn, chiếm đất thì vị trí đất thổ cư sẽ được xác định dựa trên nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, quản lý việc sử dụng đất (khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Như vậy, việc xác định vị trí đất thổ cư thông thường được thực hiện theo sơ đồ thửa đất, trích lục bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng thửa đất, hiện trạng sử dụng các loại đất…

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách xác định vị trí 1 của thửa đất dễ hiểu năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi còn giải đáp một số vấn đề pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc qua email, các mẫu đơn, thông tin pháp lý khác hy vọng có ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung quy định vị trí đất có nêu trong báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất không?

Theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định về báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất như sau:
Điều 19. Xây dựng bảng giá đất

3. Xây dựng báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất. Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn cấp tỉnh;
b) Đánh giá tình hình và kết quả điều tra, thu thập thông tin giá đất thị trường trên địa bàn cấp tỉnh; kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành;
c) Đánh giá sự phù hợp hoặc chưa phù hợp của giá đất trong dự thảo bảng giá đất so với khung giá đất; kết quả điều tra giá đất thị trường; giá đất trong dự thảo bảng giá đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đất giáp ranh (nếu có);
d) Việc quy định vị trí đất; áp dụng các phương pháp định giá đất và mức giá các loại đất trong dự thảo bảng giá đất; các phương án giá các loại đất (nếu có);
đ) Đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đến tình hình kinh tế – xã hội, môi trường đầu tư, việc thực hiện chính sách tài chính về đất đai và thu nhập, đời sống của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất.
Như vậy, việc quy định vị trí đất là một trong những nội dung cần có trong báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.

Xem giá đất theo từng vị trí thửa đất như thế nào?

Bước 1: Tìm quyết định hoặc Bảng giá đất đang được áp dụng.
Bước 2: Xác định địa chỉ thửa đất cụ thể cần xem và mục đích sử dụng của thửa đất đó.
Bước 3: Xem vị trí của thửa đất hoặc xem thửa đất đó thuộc khu vực nào (đồng bằng, trung du hay miền núi vì một số tỉnh, thành của nước ta chia đất nông nghiệp thành 03 khu vực trên).
Bước 4: Sau khi thực hiện các bước trên thì đối chiếu với Bảng giá đất để biết chính xác giá đất.

5/5 - (1 bình chọn)