Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhằm góp phần khắc phục những khó khăn và bất cập trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Hãy xem và tải xuống Thông tư 04 về hộ tịch tại bài viết dưới đây của Tìm luật nhé.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 04/2020/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long | |
Ngày ban hành: | 28/05/2020 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2020 | |
Ngày công báo: | 15/07/2020 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Thông tư 04/2020/TT-BTP có một số nội dung mới nổi bật sau đây:
1. Quy định mới về Đăng ký khai sinh
Không được đặt tên con quá dài, khó sử dụng
– Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với quy định pháp luật và yêu cầu cần giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của nước Việt Nam; không được đặt tên quá dài, khó sử dụng.
– Trường hợp cha, mẹ không thể thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con thì khi đăng ký khai sinh nội dung họ, dân tộc, quê quán của con sẽ được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm rằng theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Ông bà không cần có giấy ủy quyền khi khai sinh cho cháu
Trường hợp người đi đăng ký khai sinh là ông, bà, người thân thích khác của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền từ cha, mẹ của trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Thông tư số 04/2020/TT-BTP có quy định trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền sẽ không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.
2. Quy định mới về cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
– Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
+ Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được sửa đổi, bổ sung so với biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP; bổ sung thêm quy định về cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể được cấp cho người chưa đủ tuổi kết hôn nếu không được sử dụng vào mục đích kết hôn.
+ Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ phải từ chối giải quyết ( khoản 5 Điều 12 Thông tư số 04/2015/TT-BTP)
– Giá trị Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
Khoản 1 Điều 23 Nghị định 123/2015 quy định thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết hơn: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.
3. Quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trường hợp công dân Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp giấy tờ cho phép cư trú, có yêu cầu kết hôn với nhau hoặc kết hôn với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp này thuộc UBND cấp huyện theo quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch.
4. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đơn giản hơn
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đã được quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
5. Bổ sung thêm thông tin hộ tịch
– Giấy tờ hộ tịch được cấp hợp lệ kể từ ngày 01/01/2016 mà thông tin hộ tịch còn thiếu thì được bổ sung, nếu có giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hợp lệ chứng minh.
Yêu cầu ghi bổ sung quốc tịch Việt Nam chỉ thực hiện đối với giấy tờ hộ tịch được cấp kể từ ngày 01/01/2016, sau khi xác định người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
– Giấy tờ hộ tịch đã được cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật hộ tịch trước ngày 01/01/2016 có giá trị sử dụng, không phải bổ sung thông tin hộ tịch còn thiếu so với biểu mẫu hộ tịch hiện hành.
Tải xuống Thông tư 04 về hộ tịch
Thông tin liên hệ
Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thông tư 04 về hộ tịch có còn hiệu lực không?“. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện hoãn nghĩa vụ quân sự. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Anh chị ruột có được đi đăng ký khai sinh cho trẻ em không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.“
Và tại khoản 17, khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người thân thích như sau:
“17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”
Như vậy, anh ruột, chị ruột được quyền đi đăng ký khai sinh trong trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho trẻ.
Giá trị pháp lý của giấy khai sinh như thế nào?
Giá trị pháp lý của giấy khai sinh được quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
– Giấy khai sinh là loại giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có ghi nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
– Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung được ghi trong Giấy khai sinh.