Cấm bán hàng rong trước cổng trường có đúng không?

50
Cấm bán hàng rong trước cổng trường

Trước cổng trường học, đặc biệt là vào giờ tan học, hình ảnh những gánh hàng rong bày bán đủ loại đồ ăn vặt, nước giải khát hay đồ chơi cho học sinh đã trở nên quen thuộc. Những món hàng này thường có giá rẻ, hấp dẫn, thu hút đông đảo học sinh tụ tập mua sắm. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và quen thuộc, việc buôn bán hàng rong trước cổng trường cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề như mất trật tự an toàn giao thông, nguy cơ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường học đường. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, “Cấm bán hàng rong trước cổng trường có đúng không?”. Băn khoăn của bạn đọc sẽ được làm sáng tỏ qua bài viết sau của Tìm Luật nhé.

Cấm bán hàng rong trước cổng trường có đúng không?

Hàng rong trước cổng trường là hình ảnh không còn xa lạ, đặc biệt ở các thành phố lớn và khu vực đông dân cư. Những xe đẩy, gánh hàng nhỏ bán đồ ăn vặt, nước uống hay đồ dùng học tập với giá rẻ luôn thu hút học sinh. Tuy nhiên, tình trạng này cũng gây ra nhiều tranh cãi khi liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và an toàn giao thông trước cổng trường. Trước thực trạng đó, nhiều địa phương đã ban hành quy định hạn chế hoặc cấm bán hàng rong trước trường học nhằm bảo đảm môi trường học tập an toàn và lành mạnh.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, kinh doanh cửa hàng tạp hóa theo hướng kinh doanh thời vụ sẽ không thuộc trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh. Ngược lại nếu không thuộc trường không phải đăng ký kinh doanh như trên thì bán hàng tạp hóa phải đăng ký kinh doanh.

Trong khi đó, quán ăn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy cần phải đăng ký kinh doanh và phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm căn cứ khoản 5, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm năm 2010.

Như vậy, bán hàng ăn hay hàng tạp hóa (không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh) thì cá nhân, tổ chức này đều phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Và địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Do đó, các cơ sở bán hàng ăn, hàng tạp hóa có địa điểm kinh doanh trước cổng trường theo như đăng lý kinh doanh thì không bị xử lý. Và ngược lại các cơ sở này sẽ bị xử lý trong trường hợp không tuân thủ quy định về địa điểm, điều kiện kinh doanh cũng như vi phạm quy định về đóng thuế đối với nhà nước.

Mặc dù quy định là vậy nhưng hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn với hoạt động này với hoạt động bán hàng rong. Theo đó, buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật theo điểm a, khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

Đối với các hoạt động buôn bán không có địa điểm cố định cũng không có giấy phép kinh doanh như bán hàng rong, buôn bán vặt, bán quà vặt,… cần chú ý đến các địa điểm kinh doanh. Căn cứ tại khoản 1, Điều 6, Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại, trong đó có quy định về địa điểm cấm hoạt động thương mại như sau:

“a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

b) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

đ) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

e) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đ¬ường bộ và đ¬ường thủy;…..”.

Vậy nên, nếu cá nhân bán hàng rong ngoài khu vực cấm thì vẫn có thể hoạt động bình thường, tuy nhiên, nếu cá nhân cố tình hoạt động tại khu vực cấm (khu vực trường học) thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Theo đó, khoản 1, Điều 12, Nghị 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, khoản 2; điểm b, khoản 5; điểm e, khoản 6, Điều này.

Trong trường hợp hoạt động bán hàng rong gây mất trật tự công cộng còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ – CP với mức phạt tiền từ 300.000 đồng – 500.000 đồng.

Cấm bán hàng rong trước cổng trường

Có được phép bán hàng rong trước cổng chùa hay không?

Trước cổng chùa, đặc biệt vào những ngày lễ, rằm hay mùng một, không khó để bắt gặp hình ảnh các hàng rong bày bán đồ lễ, nhang đèn, hoa quả hay đồ ăn chay phục vụ người đi chùa. Hoạt động này diễn ra phổ biến và đáp ứng nhu cầu của khách hành hương, nhưng cũng gây ra nhiều tranh luận về tính hợp pháp và những tác động đến không gian tôn nghiêm của chùa chiền. Vậy, việc bán hàng rong trước cổng chùa có được pháp luật cho phép không? Hãy cùng tìm hiểu quy định cụ thể về vấn đề này trong bài viết sau.

Tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định về phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau:

1. Trừ tr­ường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân  thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm sau đây:

a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

b) Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển;

đ) Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;

e) Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đ­ường thủy;

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này cũng có quy định:

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Căn cứ theo quy định hiện hành bạn không được buôn bán hàng rong ở trước cổng chùa.

Cấm bán hàng rong trước cổng trường
Cấm bán hàng rong trước cổng trường

Bán hàng rong ở đâu sẽ không bị phạt?

Bán hàng rong là một hình thức kinh doanh phổ biến, đặc biệt tại các khu đô thị và khu du lịch, nơi nhu cầu mua sắm nhanh gọn luôn cao. Tuy nhiên, không phải địa điểm nào cũng được phép bán hàng rong, và nếu vi phạm quy định, người bán có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị tịch thu hàng hóa. Vậy, bán hàng rong ở đâu để không vi phạm pháp luật? Có những khu vực nào được phép kinh doanh mà không bị xử phạt? Để tránh rủi ro khi buôn bán, hãy cùng tìm hiểu những quy định pháp lý liên quan đến địa điểm bán hàng rong trong bài viết sau.

Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại như sau:

2. Khi kinh doanh l­ưu động, cá nhân hoạt động th­ương mại phải đặt, để các ph­ương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động th­ương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động:

a) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách;

b) Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các ph­ương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chư­a cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;

c) Rao bán rong, rao làm dịch vụ l­ưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì không được rao bán hàng rong động gây ồn tại nơi công cộng từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đềCấm bán hàng rong trước cổng trường có đúng không?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ?

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này bao gồm:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
(2) Cảnh sát giao thông;
(3) Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
(4) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất ;
(5) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ;

Có được rao bán hàng rong vào lúc nữa đêm hay không?

Theo quy định hiện hành thì không được rao bán hàng rong động gây ồn tại nơi công cộng từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

5/5 - (1 bình chọn)