Phụ cấp ngành y trong quân đội như thế nào?

316
Chế độ phụ cấp ngành y trong quân đội

Chế độ phụ cấp dành cho ngành y trong quân đội là một chủ đề đang được quan tâm hiện nay. Để khuyến khích và đảm bảo đời sống cho đội ngũ bác sĩ, quân đội đã thiết lập các chế độ phụ cấp đặc thù. Trong bài viết này, Tìm luật sẽ giới thiệu về “Chế độ phụ cấp ngành y trong quân đội như thế nào?” từ những khoản hỗ trợ tài chính, các ưu đãi đặc biệt đến các chính sách phúc lợi khác, nhằm làm rõ những hỗ trợ cụ thể mà các y bác sĩ quân y được hưởng trong quá trình làm việc trong quân đội.

Chế độ phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên y tế trong quân đội

Các y bác sĩ và nhân viên y tế trong quân đội không chỉ đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho các chiến sĩ, mà còn phải đối mặt với những điều kiện làm việc khắc nghiệt và nguy hiểm. Để ghi nhận và khuyến khích sự cống hiến của họ, quân đội đã thiết lập các chế độ phụ cấp đặc thù. Bài viết này sẽ đề cập chi tiết về các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên y tế trong quân đội, qua đó làm rõ những hỗ trợ cụ thể mà đội ngũ y tế quân sự được hưởng trong quá trình phục vụ quân đội.

Chế độ phụ cấp thường trực

Chế độ phụ cấp thường trực là một chính sách đặc biệt quan trọng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các y bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong môi trường quân đội. Đội ngũ bác sĩ trong quân đội đòi hỏi sự sẵn sàng cao độ, làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt và đối mặt với những tình huống khẩn cấp. Việc triển khai và thực hiện tốt chế độ này là yếu tố cần thiết để giúp duy trì và phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.

Theo Thông tư số 109/2014/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và chế độ phụ cấp chống dịch đối với sĩ quan, QNCN, hạ sĩ quan, binh sĩ, CNVQP, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở y tế quân đội đã được xếp lương theo quy định của Chính phủ và thành viên ban chỉ đạo chống dịch các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên được cấp có thẩm quyền huy động tham gia chống dịch. Thông tư gồm 10 điều, hướng dẫn cụ thể phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; chế độ phụ cấp thường trực; chế độ phụ cấp chống dịch; chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; nguyên tắc và trách nhiệm chi trả; nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị…”.

Theo đó, chế độ phụ cấp thường trực được thực hiện theo nguyên tắc: Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm theo ca kíp hoặc làm thêm giờ. Trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ. Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: Khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca.

Dựa theo nguyên tắc trên, người tham gia thường trực 24/24 giờ tại các cơ sở y tế trong quân đội được hưởng mức phụ cấp thường trực như sau:

Đối với các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I thì mức hưởng là 115 nghìn đồng/người/phiên trực; các bệnh viện hạng II, Viện Y học dự phòng Quân đội, Trung tâm Y học dự phòng phía Nam, Viện Pháp y Quân đội thì mức hưởng là 90 nghìn đồng/người/phiên trực; các bệnh viện, đội y học dự phòng thuộc các quân khu, quân đoàn và các cơ sở y tế trong quân đội có quy mô từ 20 giường trở lên thì mức hưởng 65 nghìn đồng/người/phiên trực; đối với các cơ sở y tế trong quân đội còn lại mức hưởng 25 nghìn đồng/người/phiên trực. Riêng khu vực hồi sức cấp cứu và khu vực chăm sóc đặc biệt ở các cơ sở y tế trong quân đội thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên tại khu vực thông thường của các cơ sở y tế cùng hạng; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, Tết được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

Phụ cấp ngành y trong quân đội

Phụ cấp chống dịch và phẫu thuật, thủ thuật

Chính sách phụ cấp không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực, hy sinh của lực lượng y tế mà còn là động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo sức khỏe cho bộ đội và nhân dân. Việc thực hiện chế độ phụ cấp chống dịch và phẫu thuật, thủ thuật là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội đối với những cống hiến của đội ngũ y tế trong sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp và nguy hiểm.

Đối với chế độ phụ cấp chống dịch được áp dụng với người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (gọi chung là tham gia chống dịch) thì được hưởng phụ cấp chống dịch như sau: Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là 150 nghìn đồng/ngày/người; bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B là 100 nghìn đồng/ngày/người; bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C là 75 nghìn đồng/người/ngày. Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên. Trường hợp dịch chưa được công bố nhưng cán bộ, nhân viên phải đi giám sát, điều tra, xác minh dịch cũng được hưởng mức phụ cấp theo quy định trên.

Đối với chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, Thông tư 109 quy định: Đối với người mổ chính, người gây mê hồi sức hoặc châm tê chính thì mức phụ cấp loại đặc biệt là 280 nghìn đồng; loại I là 125 nghìn đồng; loại II là 65 nghìn đồng; loại III là 50 nghìn đồng/người/ca phẫu thuật. Người phụ mổ, người phụ gây mê hồi sức hoặc phụ châm tê thì mức phụ cấp loại đặc biệt là 200 nghìn đồng; loại I là 90 nghìn đồng; loại II là 50 nghìn đồng; loại III là 30 nghìn đồng/người/ca phẫu thuật. Đối với người giúp việc cho ca mổ thì mức phụ cấp loại đặc biệt là 120 nghìn đồng; loại I là 70 nghìn đồng; loại II là 30 nghìn đồng; loại III là 15 nghìn đồng/người/ca phẫu thuật. Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại.

Nguyên tắc tiến hành chi trả các mức phụ cấp quy định trên không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; các đơn vị căn cứ vào khả năng nguồn tài chính của mình và kết quả, chất lượng công việc của người lao động, thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định mức phụ cấp cao hơn, nhưng mức tăng thêm tối đa không quá 1 lần so với mức quy định; chế độ phụ cấp thường trực; phụ cấp chống dịch; chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch nhóm A được tính trên cơ sở số ngày thực tế tham gia theo phân công của cấp có thẩm quyền và được trả cùng tiền lương hằng tháng. Thông tư 109 có hiệu lực từ ngày 6-10-2014 và thay thế Thông tư số 294/2003/TT-BQP ngày 23-12-2003 của Bộ Quốc phòng. Chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Thông tư 109 được tính hưởng từ ngày 15-2-2012.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chế độ phụ cấp ngành y trong quân đội như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Những cơ sở nào được xem là cơ sở y tế trong Quân đội?

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2014/TT-BQP có quy định về những cơ sở được xem là cơ sở y tế trong quân đội. Theo đó, các cơ sở y tế trong Quân đội gồm:
– Bệnh viện quân y, bệnh viện quân dân y, viện nghiên cứu có giường bệnh;
– Viện Pháp y Quân đội;
– Viện Y học dự phòng Quân đội, Trung tâm Y học dự phòng phía Nam, Đội Y học dự phòng thuộc các quân khu, quân đoàn;
– Đội điều trị, tiểu đoàn quân y, đại đội quân y, bệnh xá quân y, bệnh xá quân dân y;
– Tổ quân y có giường lưu; thường trực cấp cứu của quân y các cấp có giường lưu.

Phụ cấp đặc thù của Nhân viên quân y trong trại giam quân đội có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định như sau:
Mức phụ cấp

5. Chế độ phụ cấp đặc thù được chi trả cùng kỳ lương, phụ cấp quân hàm hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, mức phụ cấp đặc thù mà nhân viên quân y của trại giam trong quân đội được hưởng không được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg còn có nêu về kinh phí để chi trả chế độ quy định tại Quyết định này do Ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

5/5 - (1 bình chọn)