Chức năng nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước như thế nào?

1120
Chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước

Lái xe cơ quan nhà nước là một vị trí công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, kỹ năng lái xe tốt, và tính kỷ luật. Công việc của họ bao gồm vận chuyển lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của cơ quan trong các chuyến công tác, hội họp, và các nhiệm vụ công vụ khác. Khi làm việc ở vị trí này, người lao động sẽ được hưởng các chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước và được đảm bảo các quyền lợi lao động khác theo quy định của pháp luật và nội quy của cơ quan. Vậy theo quy định hiện nay, “Chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước” như thế nào? Bạn đọc hãy cùng làm rõ qua bài viết sau của Tìm Luật nhé.

Các trường hợp nào bảo vệ, lái xe cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được áp dụng chế độ như công chức?

Lái xe cơ quan nhà nước là công việc của một tài xế chuyên lái các phương tiện giao thông cho các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước như ủy ban nhân dân, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, và các tổ chức công quyền khác,… Công việc này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Vậy theo quy định hiện nay, các trường hợp nào bảo vệ, lái xe cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được áp dụng chế độ như công chức, hãy cùng tham khảo nhé:

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Các công việc thực hiện hợp đồng

1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:

a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

2. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:

a) Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;

Chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước

b) Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;

c) Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.

3. Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo như quy định trên, các trường hợp bảo vệ, lái xe cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được áp dụng chế độ, chính sách như công chức bao gồm:

– Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;

– Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;

Chức năng nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước như thế nào?

Vai trò của người lái xe cơ quan nhà nước là vô cùng quan trọng. Lái xe cơ quan nhà nước không chỉ đơn thuần là vận chuyển cán bộ, nhân viên mà còn đóng góp vào việc duy trì hoạt động hiệu quả của cơ quan, đảm bảo an toàn, bảo quản tài sản và tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Vai trò này đòi hỏi sự tận tâm, kỹ năng và trách nhiệm cao để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của các cơ quan nhà nước. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định quyền lợi của người lao động khi ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như sau:

– Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức:

Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bằng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;

– Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ nếu người lao động có nhu cầu.

Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;

– Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Lái xe trong cơ quan hành chính được chi trả lương như thế nào?

Nhiệm vụ và trách nhiệm của lái xe cơ quan nhà nước là lái xe đưa đón lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của cơ quan đi làm việc, hội họp, công tác trong và ngoài thành phố. Công việc này đòi hỏi người tài xế phải kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ để đảm bảo xe luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất và đảm bảo xe luôn sạch sẽ, an toàn và sẵn sàng sử dụng. Vậy theo quy định hiện nay, Lái xe trong cơ quan hành chính được chi trả lương như thế nào, hãy cùng làm rõ qua nội dung sau:

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định quyền lợi của người lao động:

Chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước

Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ

2. Quyền lợi của người lao động

a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;

Như vậy, lái xe trong cơ quan đơn vị hành chính được trả lương theo một trong hai hình thức sau:

– Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động.

– Áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Căn cứ Bảng 4 Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:

Mức lương của lái xe phục vụ trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước như sau:

+ Bậc lương 1: Hệ số 2.05 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 3.690.000 đồng

+ Bậc lương 2: Hệ số 2.23 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 4.014.000 đồng

+ Bậc lương 3: Hệ số 2.41 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 4.338.000 đồng

+ Bậc lương 4: Hệ số 2.59 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 4.662.000 đồng

+ Bậc lương 5: Hệ số 2.77 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 4.986.000 đồng

+ Bậc lương 6: Hệ số 2.95 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 5.310.000 đồng

+ Bậc lương 7: Hệ số 3.13 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 5.634.000 đồng

+ Bậc lương 8: Hệ số 3.31 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 5.958.000 đồng

+ Bậc lương 9: Hệ số 3.49 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 6.282.000 đồng

+ Bậc lương 10: Hệ số 3.67 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 6.607.000 đồng

+ Bậc lương 11: Hệ số 3.85 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 6.930.000 đồng

+ Bậc lương 12: Hệ số 4.03 có mức lương từ ngày 01/07/2023 là 7.254.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chức năng nhiệm vụ của lái xe cơ quan nhà nước” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Lái xe trong cơ quan đơn vị hành chính được trả lương theo hình thức nào?

Lái xe trong cơ quan đơn vị hành chính được trả lương theo một trong hai hình thức sau:
– Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
– Áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cá nhân làm lái xe cơ quan nhà nước có cần phải có quốc tịch Việt Nam không?

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn để cá nhân ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ được quy định như sau:
– Có một quốc tịch và là quốc tịch Việt Nam;
– Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
– Có đủ sức khỏe để làm việc;
– Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;…
Như vậy, cá nhân làm lái xe cơ quan nhà nước cần phải có quốc tịch Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)