Công chứng giấy ủy quyền cần những gì?

134
Công chứng giấy ủy quyền cần những gì

Ngày nay, việc sử dụng giấy ủy quyền ngày càng trở nên phổ biến khi cuộc sống ngày càng bận rộn và nhiều người không có thời gian hoặc vì nhiều lý do như điều hành công việc kinh doanh,… nên không thể tiến hành một số công việc nào đó, khi này có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay mình. Nhưng để ủy quyền cho người khác thì cần có giấy ủy quyền và cần được chứng thực. Vậy công chứng giấy ủy quyền cần những gì? Cùng Tìm luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Công chứng giấy uỷ quyền là gì?

Hoạt động ủy quyền diễn ra rất nhiều. Trong các văn bản pháp luật hiện nay không có quy định về giấy uỷ quyền mà đây chỉ là một trong các hành vi pháp lý đơn phương được nhiều người sử dụng trong thực tế, mà trong văn bản pháp luật hiện nay chỉ đề cập đến hợp đồng uỷ quyền.

Tại Luật Công chứng năm 2014, việc công chứng cũng được đặt ra với hợp đồng uỷ quyền mà không đề cập đến giấy uỷ quyền. Và thực tế thường các bên cũng sẽ chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền bởi theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực chữ ký được định nghĩa như sau:

Chứng thực chữ ký là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện xác thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực được ký trong văn bản, giấy tờ là chữ ký của người đó. Bởi việc ký vào giấy tờ, văn bản phải được thực hiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực chữ ký.

Như vậy, thực chất công chứng giấy uỷ quyền là chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền. Và giấy uỷ quyền là hành vi pháp lý đơn phương về việc một cá nhân, tổ chức uỷ quyền cho một cá nhân, tổ chức khác nhân danh mình thực hiện công việc mà không cần thể hiện rõ sự đồng ý của người được uỷ quyền.

Theo quy định của pháp luật về dân sự thì cá nhân có thể là người đại diện theo ủy quyền (hay còn gọi là bên được ủy quyền) để tham gia các giao dịch dân sự khi đã từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số giao dịch, hay quan hệ yêu cầu người tham gia giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đối với tổ chức tham gia quan hệ ủy quyền thì phải được xác định là có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp bên ủy quyền không có tư cách pháp nhân (như hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức khác…) thì khi tham gia giao dịch thì những thành viên của tổ chức này có thể thỏa thuận để cử ra một cá nhân hoặc pháp nhân khác để đại diện theo ủy quyền để thay mặt các tổ chức này trong các giao dịch liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác mà không có tư cách pháp nhân này.

Công chứng giấy ủy quyền cần những gì

Thẩm quyền chứng thực

Có thể thấy, trên thực tế hiện nay, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương, là hình thức đại diện theo ủy quyền mà người được ủy quyền có thể thay mặt của người ủy quyền làm một số công việc cho người ủy quyền.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực giấy uỷ quyền được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:

Phòng Tư pháp cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền. Người thực hiện chứng thực là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp.

Uỷ ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền. Người thực hiện chứng thực là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lưu ý: Việc chứng thực chữ ký có thể thực hiện ở một trong các cơ quan nêu trên và ở bất cứ tỉnh, thành phố nào ở Việt Nam, thuận tiện cho người yêu cầu chứng thực nhất.

Công chứng giấy ủy quyền cần những gì?

Có thể có nhiều lý do khác nhau khi người dân có nhiều hoạt động và không thể tự mình thực hiện các giao dịch – có thể vì họ ở xa, bận công việc, không thể tự tổ chức….. Trong những trường hợp này, họ thường tìm giải pháp bằng cách dùng giấy ủy quyền cho người khác thực hiện thay

Trường hợp thực hiện chứng thực chữ ký thì bên ủy quyền cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

– Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hạn

– Giấy tờ về quan hệ hôn nhân nếu bên ủy quyền là hai vợ chồng, người đã ly hôn

– Giấy tờ về nội dung ủy quyền: Sổ hưu, trợ cấp, phụ cấp

Ngoài những giấy tờ trên thì bên ủy quyền cũng phải chuẩn bị giấy tờ tùy thân cùng hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.

Công chứng giấy ủy quyền cần những gì

Thủ tục chứng thực giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng cho các công việc đơn giản. Tuy nhiên, trong những vụ việc phức tạp, các bên thường dựa vào thỏa thuận ủy quyền. Theo quy định về công chứng, hiện nay chưa có quy định nào về việc chứng thực giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến việc chứng thực hợp đồng ủy quyền.

Thủ tục chứng thực giấy uỷ quyền được thực hiện theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các công việc sau đây:

– Trình bày yêu cầu chứng thực giấy uỷ quyền gồm thông tin của các bên, phạm vi uỷ quyền, nội dung uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền…

– Sau khi người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu, người này sẽ kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và soạn dự thảo giấy uỷ quyền (nếu có). Công việc tiếp theo mà người yêu cầu cần thực hiện đó là kiểm tra lại toàn bộ nội dung của giấy uỷ quyền và được người có thẩm quyền giải đáp chi tiết, cụ thể.

– Người yêu cầu sau khi đã chấp nhận đầy đủ nội dung giấy uỷ quyền thì sẽ được người có thẩm quyền hướng dẫn ký tên (điểm chỉ nếu có) vào giấy uỷ quyền trước mặt người có thẩm quyền chứng thực.

– Sau khi ký tên, người thực hiện sẽ kiểm tra lại giấy tờ bản chính, xác định người yêu cầu minh mẫn, làm chủ được hành vi, nhận thức được đầy đủ hành vi của mình thì sẽ ghi lời chứng theo mẫu và ký tên, đóng dấu vào giấy uỷ quyền.

– Người yêu cầu chứng thực nhận lại giấy uỷ quyền đã được chứng thực hoàn tất.

Văn bản công chứng có hiệu lực ngay lập tức sau khi được ký và đóng dấu mà không cần qua sự kiểm định của bất cứ cơ quan nhà nước nào khác. Bởi thực chất khi thực hiện công chứng, bản thân văn bản công chứng đã được kiếm tra, thẩm định dưới một quy trình nghiêm ngặt của tổ chức hành nghề công chứng – tổ chức được nhà nước trao quyền trong hoạt động công chứng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Công chứng giấy uỷ quyền cần những gì?” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ủy quyền trong trường hợp nào?

Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được áp dụng trong các trường hợp được liệt kê tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư 01/2020/TT-BTP, bao gồm:
Nộp và nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ khi không được ủy quyền.
Nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp.
Nhờ trông nom nhà cửa.
Vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội cho các thành viên trong hộ gia đình.
Ngoài các trường hợp trên, chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền không được thực hiện, mà phải tuân theo thủ tục chứng thực hợp đồng hoặc giao dịch.

Giấy ủy quyền có hiệu lực từ thời điểm nào?

Hiện tại, Bộ luật Dân sự 2015 không cung cấp quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà thay vào đó, nó quy định về việc ủy quyền thông qua hợp đồng. Theo Điều 563 của Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn của ủy quyền được xác định bởi sự thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận và pháp luật không quy định, thì hợp đồng ủy quyền có thời hạn là 01 năm, tính từ ngày việc ủy quyền được xác lập.
Do đó, theo quy định trên, thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp sau đây:
Thời hạn do các bên thỏa thuận.
Thời hạn do quy định của pháp luật.
Trong trường hợp không có sự thỏa thuận và pháp luật không quy định, thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực trong 01 năm, tính từ ngày việc ủy quyền được xác lập.

5/5 - (1 bình chọn)