Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hoạt động dân sự và hoạt động hợp pháp khác của người dân đều phải được công chứng. Nhìn chung, công chứng xác nhận nội dung và tính đúng đắn của chứng cứ, tài liệu. Ngay sau khi công chứng, giấy chứng nhận, văn bản có hiệu lực pháp luật và được sử dụng trong các quan hệ pháp luật sau này. Có nhiều trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng. Một ví dụ điển hình là công chứng treo, chủ thể của công chứng hợp đồng có một bên. Vậy Công chứng treo là gì? Công chứng treo có thời hạn bao lâu? Cùm tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tìm luật nhé
Công chứng treo là gì?
Công chứng treo là hoạt động thường xuyên trong hoạt động hành nghề công chứng. Hiện chưa có khái niệm lý luận chính thống để giải thích treo công chứng mà cần căn cứ vào thực tiễn để xác định khái niệm của hoạt động này.
Trong Luật Công chứng có quy định giải thích về hoạt động công chứng như sau:
- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng treo là hình thức hợp đồng mua bán thông thường được văn phòng công chứng soạn thảo sau đó được bên bán ký tên và điểm chỉ. Chữ ký của người mua được để trống. Sau khi chủ đất hoàn tất hợp đồng, người mua sẽ chuyển đủ số tiền cho họ. Lúc này, bên bán coi như đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và hợp đồng sẽ được giữ bởi công chứng viên. Bên mua khi nào sắp xếp được thời gian sẽ đến ký vào phần còn lại để trống. Công chứng viên đóng dấu công chứng và hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng mua bán.
Về cơ bản, có thể hiểu công chứng teo là hoạt động công chứng, trong đó văn phòng công chứng hỗ trợ ký kết hợp đồng mua bán (chuyển nhượng). Sau đó, bên bán (bên chuyển nhượng) đến ký kết hợp đồng giao dịch. Trường hợp bên mua (bên nhận chuyển nhượng) không thể ký tại chỗ khi giao dịch vì lý do bất khả kháng thì văn phòng công chứng sẽ bỏ trống chữ ký của bên mua. Sau khi bên bán (bên nhận chuyển nhượng) ký hợp đồng mua bán, việc chuyển nhượng hoàn tất, bên mua (bên nhận chuyển nhượng) sẽ chuyển đủ số tiền. Tại thời điểm này, giao dịch được coi là hoàn tất và tính hợp pháp của giao dịch giữa hai bên đã được công nhận.
Công chứng treo có thời hạn bao lâu?
Công chứng treo được thực hiện do sự thỏa thuận của các bên (bên mua và bên bán). Nếu cả bên mua và bên bán đều đồng thuận về việc thực hiện công chứng treo thì sẽ làm việc với cơ quan hoặc văn phòng công chứng. Khi đó, cơ quan, văn phòng công chứng sẽ linh hoạt trong phương thức xử lý, nếu cơ quan, văn phòng công chứng đồng ý thì hoạt động công chứng treo sẽ được diễn ra.
Hoạt động công chứng treo về bản chất là không được pháp luật điều chỉnh. Do vậy, sẽ không có quy định nào về việc công chứng treo có thời hạn bao lâu.
Tuy nhiên, nếu xét quy định về hoạt động công chứng treo giống như hình thức công chứng bình thường, thì tại Luật công chứng 2014 quy định, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng; Hợp đồng công chứng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng đã công chứng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng. Lúc này, tính hiệu lực của công chứng treo sẽ được xác lập tại thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu. Hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; hoặc có quyết định chấm dứt hợp đồng của cơ quan Nhà nước.
Phí công chứng bao gồm những mức phí nào?
Mức thu phí, lệ phí công chứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung tại Thông tư 111/2017/TT-BTC) được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ Điều 66 Luật Công chứng 2014 có quy định về phí công chứng như sau:
– Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
– Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
– Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ví dụ:
– Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc là 100 nghìn đồng/trường hợp.
– Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng là 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
– Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
– Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
– Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10 nghìn đồng/trường hợp (trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản).
– Lệ phí cấp mới, cấp lại Thẻ công chứng viên có mức thu là 100 nghìn đồng/trường hợp/hồ sơ
– Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề trong lĩnh vực công chứng mức thu là 100 nghìn đồng/trường hợp/hồ sơ:
+ Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên mức thu là 3,5 triệu đồng/trường hợp/hồ sơ
+ Thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên. mức thu là 500 nghìn đồng/trường hợp/hồ sơ
– Thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng:
+ Thẩm định để cấp mới Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng mức thu là 01 triệu đồng//trường hợp/hồ sơ
+ Thẩm định để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng mức thu là 500 nghìn đồng//trường hợp/hồ sơ
Vấn đề “Công chứng treo có thời hạn bao lâu?” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Mức phí công chứng giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng có khác nhau không?
Mức phí của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đã được thống nhất như nhau theo quy định của Thông tư nên sẽ không có sự khác biệt về mức phí công chứng của cả hai bên. Lưu ý là đối với Văn phòng công chức thì mức phí theo Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?
Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định:
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:
Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Như vậy, người yêu cầu có thể công chứng hợp đồng, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng chông chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.