Đại diện thừa kế có được bán nhà không?

86
Đại diện thừa kế có được bán nhà

Thừa kế là quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác khi người sở hữu tài sản qua đời. Điều này có thể bao gồm tài sản như tiền bạc, bất động sản, tài sản cá nhân và các quyền lợi khác. Trong đó, đại diện thừa kế là một người được chỉ định hoặc chọn lựa để thay mặt cho những người thừa kế khác trong việc quản lý và thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản thừa kế. Đại diện thừa kế có trách nhiệm quản lý tài sản thừa kế, bao gồm việc bảo quản, bảo trì và thực hiện các hoạt động cần thiết để duy trì giá trị của tài sản. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, “Đại diện thừa kế có được bán nhà không?“. Tìm Luật sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này ngay sau đây.

Đại diện thừa kế có được bán nhà không?

Người đại diện thừa kế có thể được chỉ định trong di chúc hoặc do các thừa kế khác thống nhất chọn lựa. Trong một số trường hợp, pháp luật cũng có thể chỉ định một người đại diện thừa kế nếu không có sự chỉ định rõ ràng từ người để lại tài sản. Nếu có di chúc, người đại diện thừa kế sẽ đảm bảo rằng các chỉ dẫn trong di chúc được thực hiện đúng cách và tài sản được phân chia theo yêu cầu của người lập ra di chúc.

Tại thời điểm có thông báo mở thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận các vấn đề như sau:

– Cử người quản lý, phân chia di sản

– Cách thức phân chia di sản

Pháp luật hiện hành cho phép một người đại diện thừa kế trong trường hợp có nhiều người cùng được hưởng di sản thừa kế.

Xuất hiện phổ biến trên thực tế trong trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Pháp luật cho phép các đồng thừa kế có thể thỏa thuận về việc cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất và toàn bộ tài sản gắn liền với đất để thừa kế.

Cụ thể được quy định tại khoản 4, Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi đó, trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, đồng thời ghi:

Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)

Theo đó, mặc dù người đại diện của những người thừa kế đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng về bản chất, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn thuộc về những người thừa kế mà không phải là người đại diện.

Người đại diện trong trường hợp này chỉ thay mặt cho những người thừa kế trong quan hệ với bên thứ ba liên quan đến bất động sản đó mà không có quyền định đoạt tài sản.

Các đồng thừa kế ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hợp pháp mới có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Người đại diện thừa kế khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất và tài sản trên đất phải được sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế.

Người đại diện thừa kế không được tự ý bán nhà nếu như các đồng thừa kế chưa cho phép.

Đại diện thừa kế có được bán nhà
Đại diện thừa kế có được bán nhà

Đại diện thừa kế tự ý bán nhà phải làm thế nào?

Đại diện thừa kế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng quá trình thừa kế diễn ra suôn sẻ, hợp pháp và công bằng. Họ đảm bảo rằng các yêu cầu trong di chúc được thực hiện chính xác hoặc tài sản được phân chia theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc. Điều này giúp bảo đảm công bằng và minh bạch trong quá trình phân chia tài sản. Trong trường hợp có nhiều thừa kế, một đại diện thừa kế giúp giảm xung đột và tranh chấp giữa các bên. Họ là cầu nối để giải quyết các vấn đề và thực hiện các quyết định cần thiết.

Khi người đại diện của những người thừa kế tự ý bán nhà đất mà chưa được sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế có quyền đối với tài sản là di sản thừa kế đó thì hợp đồng bán nhà bị coi là vô hiệu, do không đáp ứng điều kiện về chủ thể có quyền giao kết hợp đồng.

Tất cả những đồng thừa kế hoặc một trong số họ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng bán nhà ở là vô hiệu.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng bán nhà vô hiệu là các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Bên mua sẽ buộc phải trả lại nhà cho bên bán.

Đây cũng là cơ sở để những người đồng thừa kế tài sản là nhà ở đó yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Việc phân chia di sản có thể thực hiện trên hiện vật hoặc chia trên giá trị của căn nhà đó, tùy vào sự thỏa thuận của những người đồng thừa kế.

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người cùng được hưởng di sản.

Đại diện thừa kế có được bán nhà
Đại diện thừa kế có được bán nhà

Những người thừa kế muốn thỏa thuận cho người khác làm đại diện phần di sản thừa kế thì cần phải làm gì?

Đại diện thừa kế có thể đại diện cho các thừa kế khác trong các thủ tục pháp lý, giúp đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các bên được bảo vệ và quyền lợi pháp lý của các thừa kế được thực hiện đúng cách. Vai trò của người đại diện thừa kế còm có thể giúp bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan và xử lý các công việc cần thiết để tài sản thừa kế được phân chia đúng theo ý muốn của người đã khuất hoặc theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật theo đó:

Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như thông tin anh cung cấp trường hợp này các đồng thừa kế là các người con, sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất muốn cho người cháu đại diện di sản thừa kế đó thì tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có quy định:

Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận

4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Như vậy, trường hợp này các đồng thừa kế có thể lập một bản thỏa thuận cho người cháu đại diện đối với tài sản thừa kế và những người ở hàng thừa kế thứ nhất phải ghi rõ về việc từ chối nhận di sản.

Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Đại diện thừa kế có được bán nhà không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Định đoạt tài sản chung
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
Như vậy khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung cộng đồng.

Áp dụng luật về thừa kế được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

5/5 - (1 bình chọn)