Việc đảng viên có người thân ở nước ngoài là một tình huống khá phổ biến trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Tuy nhiên, theo quy định của Đảng, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ báo cáo khi có các mối quan hệ liên quan đến yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo tính minh bạch, phòng ngừa những rủi ro có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, “Đảng viên có người thân ở nước ngoài có cần phải báo cáo?”. Câu trả lời sẽ được Tìm Luật giải đáp trong bài viết bên dưới nhé.
Đảng viên có người thân ở nước ngoài có cần phải báo cáo?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc có người thân ở nước ngoài là điều hết sức bình thường, ngay cả với đảng viên. Tuy nhiên, với vai trò là người tiên phong, gương mẫu, đảng viên không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn phải chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài. Vậy, đảng viên có người thân ở nước ngoài có bắt buộc phải báo cáo không? Quy định cụ thể ra sao và có ảnh hưởng gì đến quyền lợi, trách nhiệm của đảng viên? Hãy cùng tìm hiểu để tránh những vi phạm không đáng có và đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
b) Nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền.
c) Có quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định.
d) Tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.
đ) Nhận tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.
e) Không báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt và cấp ủy quản lý về việc cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của mình; có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng mình hoặc vợ (chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột sinh sống, định cư ở nước ngoài; có con kết hôn với người nước ngoài; có vợ hoặc chồng, con đi học ở nước ngoài.
g) Nhận huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác của nước ngoài không thuộc hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước, chương trình hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của các quốc gia khác.
Theo như quy định trên thì nếu như Đảng viên có quan hệ mật thiết với người nước ngoài mà không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền mà gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách.

Đảng viên có người thân ở nước ngoài không báo cáo có bị cắt chức?
Việc có người thân sinh sống, học tập hay làm việc ở nước ngoài không phải là điều xa lạ, ngay cả với đảng viên. Tuy nhiên, với tư cách là người tiên phong, gương mẫu, đảng viên không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn phải chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, trong đó có nghĩa vụ báo cáo trung thực về các mối quan hệ liên quan đến yếu tố nước ngoài. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một đảng viên không báo cáo về người thân ở nước ngoài? Vi phạm này có thể dẫn đến hình thức kỷ luật ra sao, thậm chí có thể bị cắt chức hay không? Hãy cùng tìm hiểu những quy định quan trọng để tránh những hậu quả không mong muốn.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 34 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài
…
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Có tiền, kim loại quý, đá quý, hiện vật, giấy tờ có giá trị đang gửi ở ngân hàng nước ngoài trái quy định.
b) Chuyển tiền, tài sản cho người nước ngoài, ra nước ngoài trái quy định.
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân nước ngoài gây hại đến lợi ích quốc gia.
d) Liên doanh, liên kết, đầu tư vốn dưới mọi hình thức với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền.
đ) Cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của Đảng, Nhà nước khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, nếu như Đảng viên có chức vụ đã bị khiển trách vì hành vi có quan hệ mật thiết với người nước ngoài mà không báo cáo với tổ chức đảng nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức cách chức.
Đối với Đảng viên không có chức vụ nhưng có hành vi tái phạm sau khi bị khiển trách thì sẽ bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Đảng viên đi thăm người thân ở nước ngoài thời gian trên ba tháng có được miễn sinh hoạt đảng hay không?
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc đảng viên có người thân ở nước ngoài và mong muốn sang thăm trong thời gian dài không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, với tư cách là một đảng viên, ngoài việc tuân thủ pháp luật, còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong sinh hoạt Đảng. Theo nguyên tắc, đảng viên phải duy trì sinh hoạt Đảng thường xuyên, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, Đảng có quy định về việc miễn sinh hoạt tạm thời.
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 quy định trong trường hợp Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng thì chi bộ xem xét, quyết định.
Ngoài ra, tại Điểm a Mục 1.2 Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2009 về miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với Đảng viên, quy định:
1.2. Xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những trường hợp khác
a) Đảng viên đi thăm người thân ở trong nước, ngoài nước từ ba tháng trở lên; đảng viên làm việc lưu động hoặc việc làm không ổn định, xa nơi đang sinh hoạt chi bộ, không có điều kiện tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định.
Đảng viên làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt đảng, báo cáo chi bộ. Chi bộ họp xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp ủy cơ sở biết; thời gian miễn công tác và sinh hoạt đảng không quá 12 tháng. Hết thời gian miễn công tác, sinh hoạt đảng, đảng viên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo để chi bộ xét cho trở lại sinh hoạt đảng. Trường hợp đảng viên cần đi thêm đợt mới thì phải làm đơn, báo cáo để chi bộ xem xét, quyết định.
Như vậy, trong trường hợp Đảng viên đi tham người thân ở nước ngoài từ ba tháng trở lên thì phải làm đơn xin miễn công tác và sinh hoạt đảng, báo cáo chi bộ.
Chi bộ họp xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng, thời gian miễn công tác và sinh hoạt đảng không quá 12 tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Đảng viên có người thân ở nước ngoài có cần phải báo cáo?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Có được dự đại hội đảng viên khi đã được miễn sinh hoạt đảng không?
Tại Mục 2 Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2009 về miễn công tác và sinh hoạt Đảng đối với Đảng viên do Ban Tổ chức Trung ương ban hành, quy định trách nhiệm, quyền hạn của đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng như sau:
– Được dự đại hội đảng viên, được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông báo nghị quyết, chỉ thị mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình hoạt động của chi bộ, đảng bộ.
– Được tính tuổi đảng và xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.
– Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
– Thực hiện nhiệm vụ đảng viên phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khỏe; giữ gìn tư cách đảng viên; đóng đảng phí theo quy định. Bản thân gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm tư cách đảng viên phải xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ Đảng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian đảng viên được miễn sinh hoạt đảng vẫn có quyền và trách nhiệm tham dự đại hội đảng viên.
Đảng viên được miễn sinh hoạt đảng có phải viết kiểm điểm để đánh giá chất lượng đảng viên không?
Trong thời gian miễn sinh hoạt đảng thì đảng viên không phải làm kiểm điểm để đánh giá chất lượng đảng viên.