Download mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non 2023

1174
Download mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non 2023

Do nhiều lí do mà giáo viên mần non có thể xin thôi việc trong quá trình làm việc. Để chấm dứt hợp đồng với trường mầm non thì giáo viên mầm non cần nộp đơn xin thôi việc lên hiệu trưởng để giải quyết thôi việc. Nếu bạn chưa biết viết đơn xin thôi việc như thế nào, hãy download mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non dưới đây của Tìm luật nhé.

Giáo viên mầm non có phải là viên chức?

Giáo viên mầm non là một nghề nghiệp đáng mong ước của nhiều người. Khi trở thành giáo viên mầm non, cá nhân sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình theo quy định. Có nhiều người thắc mắc rằng giáo viên mầm non có phải là viên chức hay không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 được quy định như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các bộ.

Tại Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 quy định giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, giáo viên mần non làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Download mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non 2023

Giáo viên mầm non xin thôi việc trong trường hợp nào?

Giáo viên đang làm việc theo hợp đồng lao động tại các trường mầm non công lập là viên chức. Theo đó, giáo viên mầm non xin thô việc sẽ thưc hiện theo quy định của viên chức xin thôi việc. Vậy, giáo viên mầm non xin thôi việc trong trường hợp nào đúng pháp luật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Tại Điều 29 Luật Viên chức năm 2010 quy định viên chức nghỉ việc trong các trường hợp khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc do bản thân chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Cụ thể như sau:

Do đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Viên chức năm 2019) quy định các trường hợp viên chức nghỉ việc do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc gồm:

– Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

– Viên chức bị buộc thôi việc;

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục;

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác làm đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

– Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

– Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự

Do tự xin thôi việc

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

– Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

– Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

– Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

– Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

– Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

– Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục…

Download mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non

Để gửi đơn xin thôi việc đến hiệu trưởng trường mầm non được giải quyết nhanh chóng thì trong đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non cần trình bày một cách rõ ràng nguyện vọng và lí do. Nếu bạn chưa biết viết đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non dưới đây nhé.

Đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non thường được chia thành ba phần chính:

Phần mở đầu: quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm làm đơn và tên đơn. Tên đơn phải được viết in hoa toàn bộ và nằm trên một dòng riêng để dễ dàng nhận diện.

Phần nội dung: bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân của người viết đơn, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh của giáo viên mầm non xin nghỉ việc.
  • Trình độ chuyên môn, chức vụ, tổ chuyên môn, đơn vị công tác của giáo viên mầm non đó hiện nay.
  • Thời gian bắt đầu nghỉ việc: nguyện vọng xin nghỉ việc từ ngày nào.
  • Lý do xin nghỉ việc: Nên trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng sao cho hợp lý nhất. Không sử dụng cách diễn đạt dài dòng, không rõ nghĩa để tránh gây nhầm lẫn.

Phần kết thúc: cam đoan của người viết đơn về việc đã bàn giao công việc cho các bộ phận liên quan và nêu lại nguyện vọng xin nghỉ việc một lần nữa.

Cuối cùng, ghi ngày tháng và ký tên để hoàn tất đơn xin nghỉ việc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Download mẫu đơn xin thôi việc của giáo viên mầm non 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc riêng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Xin nghỉ việc, giáo viên mầm non phải báo trước bao nhiêu ngày?

Giáo viên hay trường mầm non đều phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước trước khi giáo viên nghỉ việc.
Cụ thể, tùy từng trường hợp mà thời gian báo trước của giáo viên dao động từ 03 ngày hoặc 30 ngày hoặc 45 ngày.
Trong đó, giáo viên phải báo trước 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; phải báo ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hoàn cảnh thật sự khó khăn không thể thực hiện theo hợp đồng…

Thủ tục giáo viên mầm non xin nghỉ việc thực hiện thế nào?

Để được xin nghỉ việc, giáo viên mầm non cần phải thực hiện theo thủ tục nêu tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ xin nghỉ việc
Giáo viên mầm non gửi thông báo bằng văn bản đến hiệu trưởng trường mầm non biết ít nhất 03 ngày hoặc 30 ngày tùy vào từng trường hợp nêu trên.
Thời gian giải quyết
Sau khi nhận được văn bản đề nghị của giáo viên mầm non, hiệu trưởng sẽ nêu ý kiến về việc đề nghị này:
– Nếu đồng ý: Chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho giáo viên mầm non;
– Nếu không đồng ý: Trả lời giáo viên mầm non bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Không giải quyết thôi việc trong trường hợp nào?
Tại khoản 4 Điều 57 Nghị định 112 quy định:
– Giáo viên mầm non được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;
– Giáo viên mầm non đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế;
– Giáo viên mầm non thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc.

5/5 - (1 bình chọn)