Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì?

142
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài chính và tạo sự an tâm cho người được bảo hiểm và gia đình họ. Khi người được bảo hiểm qua đời, số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả cho người thụ hưởng, giúp gia đình họ duy trì mức sống hiện tại và đáp ứng các nhu cầu tài chính như trả nợ, chi phí học hành cho con cái, và các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Một số loại bảo hiểm nhân thọ có tính năng tiết kiệm và đầu tư, giúp người mua bảo hiểm tích lũy một khoản tiền lớn theo thời gian. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì?”. Quý bạn đọc hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng (người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm) khi người được bảo hiểm qua đời, hoặc trong một số trường hợp nhất định khác như khi người được bảo hiểm mắc phải bệnh tật nghiêm trọng hoặc đạt đến một tuổi thọ nhất định. Trong trường hợp người được bảo hiểm qua đời, số tiền bảo hiểm có thể được sử dụng để thanh toán các chi phí liên quan đến tang lễ và các chi phí khác.

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty kinh doanh bảo hiểm, được thiết kế với các quyền lợi, điều khoản rõ ràng nhằm bảo vệ người tham gia trước những biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng có thể coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định.

Tại khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định cụ thể về bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Đồng thời, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật.

Cụ thể, tại khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm. Nội dung hợp đồng được sự đồng thuận của hai bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo Mục 1 – Điều 15, Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ 1/1/2023, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và e thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo những nội dung gì?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp người mua bảo hiểm lập kế hoạch di sản, đảm bảo rằng tài sản của họ được phân chia cho người thụ hưởng theo mong muốn của họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có gia đình lớn hoặc có nhu cầu đặc biệt. Ở một số quốc gia, phí bảo hiểm nhân thọ có thể được khấu trừ thuế, và tiền bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng thường không bị đánh thuế thu nhập, tạo ra lợi ích tài chính cho người mua bảo hiểm và gia đình họ.

Căn cứ tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

b) Đối tượng bảo hiểm;

c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

i) Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.

Do hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm giữa người mua và công ty bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm nhân thọ phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp gói bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo những nội dung cơ bản phải có sau đây:

– Bên sử dụng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm.

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản bảo hiểm.

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm.

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm.

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Tính chất hợp đồng bảo hiểm như thế nào?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân có một số tính chất cụ thể, giúp phân biệt nó với các loại hình bảo hiểm khác. Nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có tính linh hoạt trong việc lựa chọn số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, và các quyền lợi bổ sung. Một số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cung cấp quyền lợi bổ sung trong trường hợp người được bảo hiểm mắc bệnh nặng, tàn tật hoặc gặp tai nạn nghiêm trọng. Điều này giúp người được bảo hiểm và gia đình có nguồn tài chính để trang trải chi phí y tế và chăm sóc.

Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế – kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.

2. Hợp đồng  bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người  bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm.

3. Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm.

4. Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

5. Hợp đồng  bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người  bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

6. Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào.

7. Hợp đồng  bảo hiểm có tính dân sự – thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người  bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự – thương mại hỗn hợp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân là gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Mua bảo hiểm nhân thọ một lần tốn bao nhiêu tiền?

Khi mua bảo hiểm nhân thọ thì Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 không quy định giới hạn mức phí bảo hiểm nhân thọ mà để cho các bên tự do thỏa thuận.
Thực tế, phí bảo hiểm của từng gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cụ thể là không giống nhau. Bởi chúng được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Mức phí mua bảo hiểm nhân thọ một lần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi, sức khỏe, ngành nghề và những quyền lợi đi kèm mà người mua mong muốn. Quyền lợi càng nhiều thì mức phí sẽ càng cao. Tất nhiên, với các trường hợp rủi ro cao thì phí bảo hiểm cũng tính cao hơn bình thường.

Nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm như thế nào?

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chất dứt hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)