Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào theo quy định?

58
làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào

Khi ai đó làm giả giấy tờ, họ có thể dùng chúng để lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản, hoặc thực hiện các hoạt động bất hợp pháp. Làm giả giấy tờ có thể bao gồm việc làm giả chữ ký, con dấu, chứng chỉ, giấy chứng nhận, bằng cấp, hồ sơ tài chính, hợp đồng, giấy tờ tùy thân và nhiều loại tài liệu khác. Hình thức xử lý cho hành vi này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng, hậu quả gây ra, và theo quy định của pháp luật.

Vậy “Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?

Mức phạt hành chính hành vi làm giả giấy tờ?

Hành vi làm giả giấy tờ là một tội nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hệ quả xấu trong xã hội. Việc sử dụng giấy tờ giả có thể dẫn đến những thất thoát tài chính lớn, thất bại trong giao dịch và đe dọa đến uy tín của cá nhân và tổ chức. Để ngăn chặn và xử lý hành vi làm giả giấy tờ, hệ thống pháp luật đã quy định mức phạt hành chính và hình thức xử lý tương ứng.

Nếu người có hành vi làm giả giấy tờ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như mục (1) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

+ Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?

Tội sử dụng giấy tờ giả bị xử lý ra sao?

Tội sử dụng giấy tờ giả là một hành vi bất hợp pháp, và biện pháp xử lý trong trường hợp này bao gồm các hình phạt cụ thể theo pháp luật quy định. Khi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo, người vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức xử phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 12 – 20 năm tù hoặc án tù chung thân.

Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Vấn đề “Làm giả giấy tờ bị xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn xin nghỉ việc đơn giản.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ giả là gì?

Giấy tờ giả được hiểu là các loại giấy tờ không được cấp đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định.
Giấy tờ giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp mà chỉ được làm ra với hình thức giống như giấy tờ thật, mục đích nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.

Thế nào là giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức?

Hành vi làm giấy tờ được hiểu như sau:
– Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.
Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những giấy tờ này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng giấy tờ, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm giấy tờ, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.
Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.

5/5 - (1 bình chọn)