Lệ phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu?

505
Lệ phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu

Khi dân số ngày càng đông, nhu cầu xây dựng nhà ở tăng cao thì nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân khu, chuyển mục đích sử dụng đất là việc đầu tiên trong thủ tục hành chính hoặc do yêu cầu của người sử dụng đất cần đo đạc lại đất và xác định lại ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Vậy khi người dân đo đạc lại thửa đất, phân lô bán nền có phải nộp phí đo đạc không? Theo quy định hiện hành Lệ phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu? Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quan điểm pháp lý dựa trên các quy định của pháp luật để trả lời câu hỏi này.

Ranh giới thửa đất là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 175 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.”

Lệ phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu

Lệ phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu?

Việc đo đạc lại diện tích đất khi làm thủ tục tách thửa, cấp sổ đỏ, chuyển nhượng, tặng cho, mua bá quyền sử dụng đất. Nếu muốn được tách thửa thì mảnh đất đó phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định như về diện tích tối thiểu để được tách thửa căn cứ vào quy định của từng địa phương, điều kiện quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương.

Khi làm các thủ tục tách thửa, tách sổ đỏ thì chi phí đo đạc diện tích đất do người làm thủ tục hành chính chịu ( trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác bằng văn bản, hoặc thuộc các trường hợp miễn lệ phí thuộc các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật

Phí đo đạc và lập bản đồ bất động sản có thể được hiểu là khoản thanh toán của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc cho thuê đất mới hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng để tiếp tục khai thác, sử dụng đất. chi phí đo đạc, lập bản đồ bất động sản tại khu vực chưa có bản đồ bất động sản có tọa độ.

Nếu người có yêu cầu đo đạc mảnh đất thì sẽ có mức thu: Tùy theo giai đoạn công việc, yêu cầu đo đạc, lập bản đồ địa chính và vị trí mà mảnh đất được chia, cho thuê hoặc chuyển mục đích sử dung đất của mọi công trình dù lớn hay nhỏ

Lệ phí đo đạc lại đất đai trong thủ tục hành chính thay đổi tùy theo bảng giá đất của từng nơi và diện tích đất cần đo đạc lại. Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương mà hoạt động cung ứng dịch vụ, mức thu phí, lệ phí, mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Hồ sơ xin đo đạc lại đất

Đơn xin xác nhận việc trích đo hoặc tách thửa, hợp thửa để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Bản sao một trong các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, tùy từng trường hợp bao gồm:

“a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Thủ tục xin đo đạc đất

Để tiến hành xin đo đạc lại đất, bạn phải thực hiện theo trình tự thủ tục việc xin đo đạc lại đất theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất mang hồ sơ theo quy định đến nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Phòng tài nguyên và Môi trường xem xét trường hợp của bạn và tiến hành đo đạc lại vì văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật chỉnh lý hồ sơ đất đai và cơ sở dử dữ liệu đất đai, thống kê kiểm kê đất đai quy định tại Điều 5 Nghị định 43/2013/ NĐ-CP.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra (đo đạc) thực tế theo lịch quy định đối với trường hợp đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu chủ sử dụng đất bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do;

Bước 2: Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định.

Bước 3: Người sử dụng đất tới để thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Tìm luật đã cung cấp thông tin về vấn đề “Lệ phí đo đạc đất ở nông thôn là bao nhiêu?”. Ngoài ra chúng tôi có cung cấp các thông tin pháp lý khác liên quan về các mẫu đơn pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày,… quý khách có thể theo dõi và tìm hiểu thêm.

Câu hỏi thường gặp

Có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ thì giải quyết ra sao?

Căn cứ Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 2013  quy định về chênh lệch diện tích đất như sau: Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất

Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất như sau:
“1. Xác định ranh giới thửa đất
Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

5/5 - (1 bình chọn)