Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện công việc

467
mẫu báo cáo tiến độ thực hiện công việc

Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện công việc là một công cụ quan trọng trong quản lý và theo dõi các dự án, nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể. Bằng cách sử dụng mẫu báo cáo này, tổ chức và cá nhân có thể đo lường tiến độ công việc, đánh giá hiệu suất làm việc, và đảm bảo mục tiêu được đạt đúng thời hạn và chất lượng.

Trong bài viết này, hãy cùng Tìm luật tìm hiểu về mẫu báo cáo tiến độ công việc để quản lý và theo dõi công việc một cách hiệu quả.

Tải xuống Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện công việc

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [32.00 KB]

Báo cáo kết quả công việc là gì?

Báo cáo công việc là một công cụ quan trọng cho việc thông tin và tương tác trong tổ chức. Tạo và gửi báo cáo công việc giúp nhân viên và các bộ phận khác trong công ty thể hiện tiến độ và kết quả công việc của họ. Điều này thường xảy ra theo lịch định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc bất cứ khi nào cần thiết. Mục đích của báo cáo công việc là tóm tắt những nhiệm vụ cụ thể đã hoàn thành trong khoảng thời gian xác định.

Báo cáo kết quả công việc đóng vai trò quan trọng trong quản lý và đánh giá hiệu suất lao động của nhân viên. Nó cho phép người quản lý hoặc người sử dụng lao động theo dõi tiến độ và hiệu suất của nhân viên trong thời gian xác định. Qua báo cáo này, họ có thể cung cấp đánh giá chính xác và hướng dẫn cho từng nhân viên. Việc phát triển mẫu báo cáo kết quả công việc là một cơ sở quan trọng để giúp cá nhân, phòng ban và tổ chức đạt được những mục tiêu sau:

+ Thể hiện năng lực làm việc của từng cá nhân.

+ Thể hiện tinh thần, trách nhiệm của nhân viên với công việc đó.

+ Rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm cho các thiếu sót, khó khăn trong quá trình làm việc và sau khi hoàn thành công việc.

+ Giúp nhà quản lý, lãnh đạo trong công ty đánh giá chính xác về năng lực nhân viên.

+ Là cơ sở để nhà quản lý lập kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên.

– Thông thường, một bản báo cáo kết quả công việc sẽ trình bày ngắn gọn và chi tiết về tất cả các thông tin có liên quan đến việc triển khai công việc và những vấn đề liên quan như:

+ Thông tin chi tiết tình trạng công việc: Xác định mục đích chính xác là bước quan trọng và quyết định báo cáo có đúng chuẩn và có nội dung phù hợp hay không. Mỗi bản báo cáo sẽ có những mục đích khác nhau nên cần phải xác định lập báo cáo để làm gì và từ đó tránh những sai lầm.

+ Kết quả công việc: Việc có kết quả công việc sẽ giúp xác định được những hạng mục cần thiết và tránh thiếu sót những thông tin quan trọng.

+ Nội dung đánh giá của người thực hiện và cấp trên phụ trách trực tiếp: Đây là điều cần thiết sau khi đã liệt kê những công việc đã làm được để có thể đưa ra những phương hướng khắc phục, điều chỉnh kịp thời.

+ Đưa ra phương hướng giải quyết những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai nhiệm vụ, công việc. Dù là công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được kết quả nhưng vẫn cần đưa ra những phương hướng, kế hoạch phát triển mới để thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc.

– Hiện nay, trong các quy định của pháp luật, không có hướng dẫn cụ thể về việc báo cáo kết quả công việc phải tuân theo quy trình cụ thể nào. Do đó, cách thức báo cáo kết quả công việc có thể thay đổi tùy theo từng cơ quan, đơn vị hoặc doanh nghiệp. Báo cáo có thể thực hiện trực tiếp thông qua các cuộc họp, trao đổi lời nói hoặc thông qua tài liệu văn bản như bản báo cáo kết quả công việc. Về bản báo cáo, thông thường nó sẽ bao gồm các nội dung chính sau:

+ Tiêu đề báo cáo.

+ Tóm tắt, sơ lược dự án.

+ Giới thiệu: Lý do viết bản báo cáo công việc, nền tảng và cách thu thập thông tin.

+ Nội dung chính của báo cáo kết quả công việc: Trình bày thông tin thu thập được và chia thành các mục nhỏ để khoa học và dễ nhìn, dễ hiểu hơn.

+ Tên doanh nghiệp, tổ chức mà cá nhân đang làm việc.

+ Tên nhân viên thực hiện báo cáo, chức vụ, phòng ban công tác.

+ Địa điểm, thời gian thực hiện viết báo cáo.

+ Nội dung các công việc đã được xử lý.

+ Nội dung các công việc còn tồn đọng.

+ Kết quả thực hiện công việc.

+ Ý kiến, thắc mắc, góp ý.

+ Kết luận, đề xuất.

+ Cuối cùng là chữ ký hoặc xác nhận của người báo cáo kết quả công việc.

Mẫu báo cáo tiến độ công việc có mục đích gì?

Báo cáo tiến độ công việc không chỉ là một công cụ quan trọng để theo dõi quá trình thực hiện công việc mà còn mang mục đích riêng.

Kiểm tra khả năng làm việc của nhân viên: Một trong những mục đích quan trọng của việc báo cáo tiến độ công việc là để kiểm tra khả năng làm việc của nhân viên. Bằng cách xem tiến độ công việc đã đạt được, người quản lý có thể đánh giá khả năng làm việc của nhân viên, xem liệu họ có hoàn thành công việc đúng hạn hay không.

Phản ánh tinh thần trách nhiệm: Báo cáo tiến độ công việc cũng phản ánh tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Các mẫu báo cáo theo ngày hoặc tuần cho thấy tinh thần trách nhiệm của nhân viên với công việc. Khi thời gian được theo dõi cẩn thận, người quản lý có thể biết được nhân viên có tinh thần trách nhiệm hay không.

Phản ánh năng suất và hiệu quả làm việc: Một trong những mục đích quan trọng nhất của báo cáo tiến độ công việc là để phản ánh năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên. Nó cho biết liệu công việc có được thực hiện một cách hiệu quả hay không và có đóng góp vào mục tiêu tổ chức hay không.

Xây dựng sự tương tác và đóng góp ý kiến: Bên cạnh việc viết mẫu báo cáo tiến độ công việc, các mẫu báo cáo đề xuất công việc cũng có ý nghĩa quan trọng. Nhân viên có cơ hội đưa ra đề xuất và ý kiến của họ về cách cải thiện công việc và tiến hành nó. Sự tham gia và đóng góp của nhân viên có thể giúp tạo ra các giải pháp tốt hơn cho tổ chức.

Vấn đề “Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện công việc” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết.

Câu hỏi thường gặp

Các bước lập báo cáo công việc

Báo cáo công việc cần được trình bày chi tiết, rõ ràng theo đúng trình tự logic để người quản lý dễ đọc, tư duy. Để làm được điều này, bạn cần nắm được các bước để sở hữu một bản báo cáo công việc chuẩn, chuyên nghiệp. Cụ thể:
Bước 1: Xác định đối tượng đọc báo cáo
Xác định đối tượng đọc báo cáo là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi làm báo cáo công việc. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định những gì sẽ có trong nội dung báo cáo và lựa chọn cách trình bày, ngôn ngữ sử dụng cho phù hợp.
Bước 2: Quyết định thông tin bạn sẽ có trong báo cáo
Sau khi xác định đối tượng xem, đọc báo cáo, việc tiếp theo mà bạn cần làm là xem xét nên đưa vào báo cáo những nội dung gì. Tốt nhất, bạn nên liệt kê toàn bộ công việc đã làm trong khoảng thời gian mà báo cáo yêu cầu, bao gồm các công việc được giao, mức độ hoàn thành dựa trên những kết quả đã đạt được. Tiếp đó, bạn cần lựa chọn ra những thông tin tổng quan, rõ ràng, giúp người đọc hiểu rõ tất cả những công việc trong ngày/tuần/tháng mà bạn đã thực hiện và hiệu quả chi tiết.
Ngoài ra, trong phần nội dung này, bạn cũng có thể thêm vào các thông tin về những vấn đề đang gặp phải khi hoàn thành công việc và hướng khắc phục để nhà quản lý dễ dàng xem xét, ra quyết định phát triển, nâng cao hiệu quả công việc.
Bước 3: Xác định cấu trúc của báo cáo
Khi viết, các thông tin sắp xếp trong báo cáo cần được trình bày theo trật tự về thời gian hoặc logic về công việc để người đọc dễ hình dung. Tốt nhất, bạn nên tải về các mẫu báo cáo công việc theo mẫu mà Codon.vn chia sẻ ở trên và linh động chỉnh sửa cho phù hợp với tính chất công việc, dự án của bạn.
Bước 4: Sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn và chuyên nghiệp
Ngoài những nội dung công việc và hiệu suất công việc hoàn thành, quản lý, người đọc báo cáo cũng có thể để ý đến văn phong, ngôn ngữ mà bạn sử dụng trong báo cáo. Vì thế, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, văn minh, đúng mực.
Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa báo cáo của bạn
Soát lỗi, xem xét lại toàn bộ nội dung báo cáo là việc làm cần thiết trước khi bạn gửi báo cáo hoàn thành công việc lên quản lý, lãnh đạo. Việc này sẽ giúp bạn sửa lại bố cục, các lỗi về dấu câu, chính tả trong báo cáo và khiến nó trở nên chuyên nghiệp nhất có thể.

Những điều cần lưu ý khi viết báo cáo công việc

Không thể phủ nhận rằng, báo cáo công việc là phương tiện kiểm soát công việc, tiến độ hoàn thành dự án của quản lý. Để có thể chuẩn bị báo cáo chuyên nghiệp, đảm bảo được tính dễ đọc, dễ hiểu, bạn cần tránh những lỗi hay gặp khi làm báo cáo công việc dưới đây.
* Không xây dựng cấu trúc cho báo cáo
Việc làm báo cáo không có cấu trúc rõ ràng khiến bài báo cáo của bạn lan man, không có trọng tâm, khiến người đọc có hình dung và bao quát vấn đề. Để không phạm phải sai lầm này, bạn cần xây dựng bố cục, dàn ý cho báo cáo của mình, bao gồm các nội dung cần có, định dạng trình bày,… Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên làm việc với người làm báo cáo để thảo luận thông tin, tìm ra dữ liệu và định dạng phù hợp nhất với họ.
* Chứa quá nhiều dữ liệu
Cập nhật dữ liệu phù hợp vào báo cáo là cách để bạn cung cấp tài nguyên, giúp quản lý sắp xếp nhóm, cải thiện việc ra quyết định và thúc đẩy sự thành công. Tuy nhiên, bạn không nên đưa quá nhiều dữ liệu vào báo cáo mà chưa có sự sắp xếp, xử lý. Việc này sẽ khiến người đọc bị rối và khó nắm bắt những thông tin quan trọng.
Tốt nhất, trong báo cáo công việc, bạn chỉ nên cung cấp những những dữ liệu tóm tắt với sự giải thích rõ ràng. Nếu quản lý cần những thông tin sâu hơn, bạn có thể gửi kèm file tài liệu riêng để họ nghiên cứu, tìm hiểu.
* Không kiểm tra chính tả, lỗi đánh máy trong báo cáo.
Mặc dù khá cơ bản nhưng những lỗi sai này vẫn thường xuyên xảy ra, làm cho báo cáo của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. Để xử lý việc này, trước khi gửi báo cáo, bạn có thể sử dụng các công cụ check lỗi chính tả phổ biến trên internet như Google doc,…để kiểm tra lại.
* Viết báo cáo quá ngắn
Một báo cáo ngắn, không đầy đủ sẽ là minh chứng cho việc bạn không để tâm vào việc làm báo cáo và khiến người đọc thiếu những dữ liệu cần thiết để quản lý, theo dõi công việc. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp một báo cáo có độ dài trung bình, súc tích, chứa đầy đủ nội dung cần thiết.
* Viết báo cáo theo lối văn học
Báo cáo công việc không phải là một bài tiểu luận, nó cần trình bày theo cách khoa học, dễ hiểu. Vì thế, tốt nhất, bạn nên tải về những mẫu báo cáo công việc ở trên của chúng tôi và trình bày vào các công việc, dữ liệu của mình.

5/5 - (1 bình chọn)