Biên bản thỏa thuận công việc là văn bản được sử dụng để ghi lại thoả thuận giữa các bên về nhiệm vụ, quyền lợi, và trách nhiệm trong quá trình làm việc. Mẫu biên bản thỏa thuận công việc giúp làm rõ và đặt ra các điều kiện làm việc cụ thể, từ việc làm thời gian, mức lương, quyền lợi, đến các vấn đề khác liên quan đến công việc.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Mẫu biên bản thỏa thuận công việc mới nhất” có nội dung như thế nào? Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Tải xuống mẫu biên bản thỏa thuận công việc
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin phép nghỉ việc
Hướng dẫn cách viết biên bản thỏa thuận công việc
Biên bản thỏa thuận công việc có thể được sử dụng để ghi lại những thông tin quan trọng về thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đặt ra nền tảng cho việc hợp tác trong tương lai. Trong bài viết này, Tìm luật sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết một biên bản thỏa thuận công việc chính xác, rõ ràng, và đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Những điều cần lưu ý để đảm bảo viết nội dung biên bản thỏa thuận công việc như sau:
1. Tên biên bản phải ngắn gọn, nêu rõ nội dung chính của buổi làm việc.
2. Thành phần tham gia buổi làm việc: Ghi đầy đủ thông tin của những người tham gia. Đối với người tham gia là các bên đối tác, cần ghi thông tin chi tiết về người đại diện, chức vụ, địa chỉ, nghề nghiệp, CCCD, số điện thoại liên hệ.
Đối với buổi làm việc giữa doanh nghiệp và người lao động: Biên bản làm việc cần ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện doanh nghiệp, người lao động hoặc người đại diện cho tập thể lao động…
3. Nội dung của buổi làm việc: Trình bày theo trình tự diễn biến thời gian, trong đó, các nội dung quan trọng của buổi làm việc cần được nêu bật một cách rõ ràng, dễ hiểu để người đọc nắm được.
– Trường hợp buổi làm việc có nhiều phương án giải quyết vấn đề, cần ghi đầy đủ các phương án vào biên bản.
– Ghi rõ những ý kiến đóng góp của cá nhân trong buổi làm việc (nếu có).
4. Biên bản làm việc cần có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia. Trường hợp có một cá nhân nào đó không đồng ý với phương án giải quyết và không ký vào biên bản thì cần nêu rõ lý do.
Quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng như thế nào?
Theo quy định, trong trường hợp xảy ra vi phạm nghĩa vụ hợp đồng từ một trong hai bên, bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại đã xác định, trừ trường hợp được miễn trừ trách nhiệm theo thoả thuận hợp đồng hoặc khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra. Cần lưu ý rằng việc xác định nguyên nhân vi phạm và việc thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại, nhưng mức này không thể vượt quá 8% số tiền bồi thường thiệt hại được thoả thuận ban đầu.
Trường hợp đương sự không hoạt động thương mại và không phải là thương nhân theo quy định của Bộ luật thương mại 2005 thì căn cứ theo Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”
Trong trường hợp này, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng do các bên cùng nhau thỏa thuận, pháp luật không quy định mức phạt vi phạm hợp đồng cụ thể.
Trường hợp thứ hai, nếu các bên trong hợp đồng là thương nhân hoạt động thương mại hoặc tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại thì áp dụng quy định theo Điều 300 và Điều 301 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.”
” Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý
Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”
Vấn đề “Mẫu biên bản thỏa thuận công việc mới nhất” đã được Tìm Luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với các chuyên viên tay nghề, kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan hoặc các thông tin pháp lý khác một cách chuẩn xác. Chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Vui lòng vào trang Tìm Luật để biết thêm các thông tin chi tiết.
Câu hỏi thường gặp
Biên bản thỏa thuận là gì?
Hiện nay, không có khái niệm cụ thể về Biên bản thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất rằng, Biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.
Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia (thường là 02 bên) muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động…
Thông thường, một mẫu Biên bản thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.
Khi các bên xảy ra tranh chấp, Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.
Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là gì?
Văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc là một dạng hợp đồng hợp tác, nhiên mục đích của nó là các bên cùng nhau tham gia thỏa thuận về việc cùng nhau làm việc, cùng nhau thực hiện một công việc, hoặc một dự án. Cùng với đó các bên cùng nhau thỏa thuận về việc chia lợi nhuận cho nhau khi hoàn thành công việc đồng thời chịu mọi trách nhiệm liên quan đến công việc như đã thỏa thuận trong văn bản.
Định nghĩa trên suy ra từ căn cứ theo Điều 504 Bộ luật Dân sự quy định:
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.