Mẫu đơn đồng ý cho làm chủ hộ khẩu là văn bản quan trọng trong quá trình thay đổi trạng thái chủ hộ khẩu trong một hộ gia đình. Mẫu đơn này thể hiện sự chấp thuận của những người trong gia đình và giúp đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ theo quy định của pháp luật trong việc thay đổi trạng thái chủ hộ khẩu. Vậy “Mẫu đơn đồng ý cho làm chủ hộ khẩu mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Tải xuống Mẫu đơn đồng ý cho làm chủ hộ khẩu mới nhất
Hướng dẫn viết Mẫu đơn đồng ý cho làm chủ hộ khẩu
– Thông tin người viết, người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Viết chữ in hoa đủ dấu
– Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Ý kiến của chủ hộ:
Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.
Trong trường hợp chủ hộ qua đời hoặc ra nước ngoài, có thể lấy ý kiến của các thành viên còn lại trong gia đình.
– Xác nhận của Công an
Nếu có xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú.
Nội dung xác nhận bao gồm: thông tin cơ bản của từng thành viên trong hộ khẩu, địa chỉ đã đăng ký thường trú, tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có), ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú.
Hồ sơ cần chuẩn bị cho đăng ký làm chủ hộ khẩu
Dưới đây là hướng dẫn về việc chuẩn bị hồ sơ cần để thực hiện thủ tục đăng ký làm chủ hộ khẩu một cách hiệu quả:
– Sổ hộ khẩu;
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
– Giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
Hiện nay, Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được Bộ Công an ban hành cần chuẩn bị:
– Bản khai nhân khẩu;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân;
– Giấy chuyển hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
Hiện nay, các giấy tờ xác minh mối quan hệ gia đình đã được quy định một cách cụ thể. Ví dụ, để xác minh mối quan hệ vợ chồng, cần phải có Giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ khẩu. Để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con, cần phải sử dụng Giấy khai sinh,…
Những trường hợp nào được điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu
Khi muốn thực hiện điều chỉnh và cập nhật thông tin trong sổ hộ khẩu của gia đình, phải hiểu rõ những trường hợp nào được phép và cần phải tuân theo những quy định sau đây:
Theo Điều 29 của Luật Cư trú thì những trường hợp sau đây được điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu:
1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ.
Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.
Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
3. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
4. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh.
Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.
6. Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Vấn đề “Hướng dẫn soạn Mẫu đơn đồng ý cho làm chủ hộ khẩu mới nhất“ đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là tải mẫu hợp đồng thuê nhà… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn thông báo có hay không đồng ý cho làm chủ hộ khẩu là bao lâu?
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ. Nếu không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc thay đổi chủ hộ khẩu như thế nào?
Khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2006 quy định: “Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ”.
Đối chiếu quy định này với trường hợp của bạn, nếu người mới được cho nhập hộ khẩu vào nhà bạn muốn trở thành chủ hộ thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ hiện tại hoặc các thành viên khác trong gia đình.
Do đó, người này không thể tự ý một mình đi làm các thủ tục thay đổi chủ hộ; nên việc “vượt” tất cả những người có tên trong hộ khẩu để thành chủ hộ không thể xảy ra được.
Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 9 Luật Cư trú năm 2006 quy định công dân có quyền “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.”
Vì vậy, nếu bạn có đủ chứng cứ xác định cán bộ công an làm thủ tục đăng ký hộ khẩu có hành vi vi phạm pháp luật về cư trú; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn có thể khiếu nại đến người quản lý trực tiếp của người có hành vi vi phạm hoặc khởi kiện ra trước Tòa án có thẩm quyền.