Hướng dẫn viết mẫu đơn to cáo nặc danh mới năm 2023

296
Hướng dẫn viết mẫu đơn to cáo nặc danh mới năm 2023

Trên thực tế, không thể phủ nhận những mặt trái của việc tiếp nhận các đơn tố cáo nặc danh. Vấn đề là phải hết sức thận trọng và cân nhắc những đơn từ nặc danh, bởi có thể gây hậu quả đáng tiếc cho thanh danh của một số người, phức tạp hơn là rối ren, rắc rối hơn trong một tình hình xã hội. Nhưng nếu phát hiện sai phạm nhưng sợ việc tố cáo gây ảnh hưởng đến bản thân thì vấn có thể viết mẫu đơn to cáo nặc danh. Do vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mẫu đơn tố cáo nặc danh hiện nay qua bài viết sau đây của Tìm Luật nhé.

 Mẫu đơn tố cáo nặc danh là gì?

Đơn tố cáo nặc danh là mẫu đơn để dùng chung cho đơn tố cáo không xác định được người tố cáo. Nó có thể bao gồm: Đơn không có tên người tố cáo, đơn có tên nhưng tên giả, không có thật, đơn mang tên người khác (mạo danh) hoặc đơn có tên nhưng lại không có địa chỉ hoặc địa chỉ không rõ ràng… Tóm lại tất cả các loại đơn tố cáo mà không xác định được ai là người tố cáo thì thường được gọi chung là “đơn nặc danh”.

Mẫu đơn tố cáo nặc danh để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

Mẫu đơn to cáo nặc danh

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download Mẫu đơn to cáo nặc danh [20.79 KB]

Hướng dẫn viết mẫu đơn to cáo nặc danh mới năm 2023

Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận xử lý không?

Căn cứ tại Điều 25 Luật Tố cáo 2018 quy định tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo như sau:

“Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo

1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.”

Đồng thời tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 như sau:

“Điều 29. Thụ lý tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.”

Ngoài ra được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 9. Thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo

1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Như vậy nếu không để lại thông tin cá nhân trong đơn tố cáo thì nội dung đơn tố cáo phải rõ ràng, có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý. Sẽ không được giải quyết theo quy trình giải quyết đơn tố cáo.

Trình tự giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo

1. Thụ lý tố cáo.

2. Xác minh nội dung tố cáo.

3. Kết luận nội dung tố cáo.

4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Thứ hai: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

căn cứ Điều 29 luật tố cáo về Thụ lý tố cáo như sau:

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây

Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này; Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định

+ Căn cứ ra quyết định

+ Nội dung tố cáo được thụ lý;

+ Thời hạn giải quyết tố cáo.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Thời hạn giải quyết tố cáo theo (Luật tố cáo năm 2018) tại điều 30 quy định như sau: “Thời hạn giải quyết tố cáo”

+ Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

+ Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

+ Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

+ Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn to cáo nặc danh”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Đơn tố cáo nặc danh nộp ở đâu?

Thẩm quyền giải quyết tố cáo thì tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên dựa theo tinh thần của Luật khiếu nại tố cáo năm 2018 thì nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo thường sẽ là người đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó.

Ai có thẩm quyền xử lý đơn tố cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Tố Cáo 2018 quy định như sau:
“2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.”
Như vậy, theo quy định trên bạn muốn tố cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì bạn gửi đơn tố cáo đến đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tức là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cấp trên trực tiếp của xã bạn.

5/5 - (1 bình chọn)