Mẫu đơn viết tay xin tách hộ khẩu

605
Mẫu đơn viết tay xin tách hộ khẩu

Hiện nay, công dân khi đăng ký tách hộ khẩu đều phải sử dụng một mẫu đơn chung gọi là đơn xin tách hộ khẩu. Để đảm bảo tính tuân thủ, nội dung đơn thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu phải được trình bày rõ ràng, dựa trên thông tin xác thực và theo thể thức do nhà nước quy định trong các thông tư, nghị quyết và các quy định và pháp luật. Đơn xin tách hộ cho phép tách sổ hộ khẩu gia đình thành hộ gia đình mới ở cùng địa điểm hoặc địa điểm khác. Vậy mẫu đơn viết tay xin tách hộ khẩu như thế nào? Hãy cùng Tìm luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Điều kiện tách hộ khẩu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2020 Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

“Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Mẫu đơn viết tay xin tách hộ khẩu

Mẫu đơn viết tay xin tách hộ khẩu

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin tách hộ khẩu

Khi soạn thảo mẫu đơn xin tách hộ khẩu cần chú ý một số nội dung sau đây:

– Họ tên người viết phiếu báo và người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu viết chữ in hoa đủ dấu;

– Trường hợp người viết phiếu báo xin tách khẩu cũng là người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu thì công dân chỉ cần kê khai các nội dung quy định tại mục II;

– Mục “Họ tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” cần ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu;

– Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu” thì chỉ cần ghi: tách sổ hộ khẩu;

– Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, nhân khẩu; chủ hộ ký và cần ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

Vấn đề “Mẫu đơn viết tay xin tách hộ khẩu” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin nghỉ việc riêng. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Tách hộ khẩu có cần sổ đỏ không theo quy định mới

Khoản 2 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ tách hộ gồm giấy tờ sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu cho cơ quan đăng ký cư trú.
Thời gian giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Do đó, theo quy định hiện hành tách hộ khẩu không có quy định phải có sổ đỏ.

Đối tượng nào được cấp sổ hộ khẩu?

Đối tượng được cấp sổ hộ khẩu:
Theo điều 24,25,26 Luật cư trú năm 2006 (Luật cư trú năm 2013) như sau:
– Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
– Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
– Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.
Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình được quy định:
– Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
– Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
– Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

5/5 - (1 bình chọn)