Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản mới nhất

116
Download giấy thỏa thuận vợ chồng

Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản là một tài liệu pháp lý quan trọng mà vợ chồng có thể lập trong quá trình hôn nhân để xác định việc quản lý và chia tài sản hoặc trong trường hợp ly hôn. Mặc dù quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ hôn nhân đã được định rõ bởi pháp luật, nhưng vợ chồng vẫn có khả năng tự thoả thuận với nhau về việc chi tài sản chung trong suốt thời gian hôn nhân.

Vậy “Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản mới nhất

Tải xuống Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản mới nhất

Tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng, cụ thể:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản mà họ tích luỹ trong quá trình hôn nhân.

Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể như sau:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Thỏa thuận chia tài sản chung phải được lập bằng văn bản, vì đây sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề và buộc phải ly hôn.

Thỏa thuận chia tài sản chung phải được lập bằng văn bản, vì đây sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi bên khi có tranh chấp phát sinh, đặc biệt là khi xảy ra vấn đề và buộc phải ly hôn.

Bên cạnh đó, Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể như sau:

“Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng khi nào vô hiệu ?

Thỏa thuận giữa hai vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

– Việc chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.

Vấn đề “Mẫu giấy thỏa thuận vợ chồng về việc chia tài sản mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện có hiệu lực của văn bản thỏa thuận vợ chồng

– Hình thức phải được lập thành văn bản.
– Tài sản thỏa thuận phân chia không được đang tranh chấp.
– Việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên.
– Đối với thỏa thuận về quyền sử dụng đất phải thực hiện công chứng theo luật công chứng 2014.

Các đối tượng được xem xét ưu tiên khi chia tài sản sau ly hôn

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

5/5 - (1 bình chọn)