Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây năm 2023

363
Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây năm 2023

Trong ngành nông nghiệp Việt Nam, ngành trái cây có tiềm năng lớn trong sản xuất và xuất khẩu nhiều loại sản phẩm, tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhiệt đới. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 40 loại trái cây được trồng, trong đó có 27 loại có giá trị thương mại, năng suất cao nhất là chuối, dưa hấu và thanh long.

Việt Nam có một số loại trái cây xuất khẩu thuộc top đầu thế giới như vải, thanh long, nhãn, dừa, chanh dây, dưa hấu… Khi xuất khẩu trái cây cần có hợp đồng xuất khẩu theo quy định pháp luật. Chúng tôi mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về chính sách xuất khẩu hoa quả

Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lực lượng lao động, khí hậu và các điều kiện sinh thái khác, cho phép nước ta phát triển tốt nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Theo quy định hiện hành, hoa quả, trái cây tươi không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu của nước ta. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động xuất khẩu như bình thường.

Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này, bạn cần phải kiểm tra xem loại trái cây ở Việt Nam có được phép xuất khẩu đến quốc gia khác hay không. Để kiểm tra được điều kiện này, doanh nghiệp cần:

Liên hệ trực tiếp đến Bộ Công Thương Việt Nam để biết được mặt hàng hoa quả mà doanh nghiệp xuất đi có bị hạn chế hay cấm nhập khẩu vào quốc gia đến hay không.

Trao đổi hoặc liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết được loại hoa quả xuất sang có được xuất sang nước đó hay không? Trong trường hợp được phép xuất khẩu, doanh nghiệp cần hỏi kỹ các thủ tục nhập khẩu trái cây tươi vào quốc gia đó để thực hiện cho đúng.

Ngoài ra, khi làm thủ tục xuất khẩu trái cây tươi, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện về chất lượng, kiểm dịch theo quy định. Về thủ tục chứng thực hai yếu tố này, nếu không nắm được thì doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn.

Cuối cùng, để đảm bảo hoa quả được xuất đi nước ngoài luôn an toàn và chất lượng, doanh nghiệp cần chú ý ở khâu đóng gói và lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.

Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây năm 2023

Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây

Sản phẩm nông nghiệp bền vững, đa ngành, đa vụ, đa xuất khẩu, có giá trị kinh tế quan trọng. Trái cây cũng là loại nông sản được cả nước quan tâm đầu tư, phát triển để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng xuất khải trái cây

Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin nghỉ việc

Thủ tục xuất khẩu trái cây tươi được quy định như sau:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

– Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

– Đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp trên thì thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Các bước nhập khẩu trái cây vào Việt Nam

Mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây năm 2023

Trái cây nhập khẩu mang đến sự lựa chọn đa dạng, mở rộng chủng loại trái cây trên thị trường Việt Nam, giúp người tiêu dùng tiếp cận với những loại trái cây trong nước chưa sản xuất được hoặc trái mùa. Đồng thời, quá trình nhập khẩu trái cây phải tuân thủ các quy định, thủ tục cần thiết để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm nhập khẩu.

Bước 1: Kiểm tra loại trái cây nhập khẩu

Cần kiểm tra xem loại trái cây muốn nhập khẩu có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Trái cây không nằm trong danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Việc công bố danh mục hàng hóa cấm kèm mã số hàng hóa, và quyền của Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa cấm trong các trường hợp đặc biệt. Trong đó: 

– Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: Quy định rằng hàng hóa bị cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu sẽ tuân theo các quy định hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định trong Phụ lục I của Nghị định này.

– Các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ công bố chi tiết về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) dựa trên sự trao đổi và thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và với Bộ Tài chính về mã HS.

– Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét và quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu trong trường hợp phục vụ mục đích đặc dụng như bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Bước 2: Xin cấp giấy phép kiểm dịch

Đơn vị nhập khẩu trái cây cần nộp hồ sơ lên Bộ Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm tra, phê duyệt và cấp giấy phép kiểm dịch khi nhập cảnh vào Việt Nam. Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 3: Đăng ký kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi hàng hóa về đến sân bay, cảng biển, cần thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch động thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm tại chi cục kiểm dịch thực vật khu vực. Hồ sơ thanh tra bao gồm phiếu đăng ký, giấy phép kiểm dịch, bản gốc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu, hợp đồng mua bán nhập khẩu trái cây và các chứng từ liên quan.

Bước 4: Cán bộ lấy mẫu kiểm dịch

Sau khi đăng ký, cán bộ kiểm dịch sẽ lấy mẫu từ hàng hóa và đưa về chi cục xét nghiệm để kiểm tra. Kết quả kiểm dịch sẽ được cung cấp sau khoảng 01 ngày.

Bước 5: Hoàn thành thủ tục hải quan để nhập khẩu trái cây

Sau khi hoàn thành kiểm dịch, cần nộp tờ khai và hồ sơ hải quan. Khi có kết quả kiểm dịch, bổ sung vào hồ sơ để cán bộ hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra và hoàn tất các chứng từ, hàng hóa sẽ được thông quan.

Thông tin liên hệ:

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “mẫu hợp đồng xuất khẩu trái cây” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện chung để nhập khẩu trái cây vào Việt Nam?

Điều kiện chung để nhập khẩu trái cây vào Việt Nam cần tuân thủ bao gồm:
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: Cần có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương.
Kiểm dịch thực vật: Trái cây nhập khẩu phải thông qua quá trình kiểm dịch thực vật để đảm bảo không có dịch hại thuộc danh mục điều chỉnh và danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Nếu phát hiện có dịch hại, phải xử lý triệt để.
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Cần có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ: Trái cây nhập khẩu được đóng gói bằng gỗ phải tuân thủ quy định về xử lý bằng biện pháp kiểm dịch thực vật.
Tuân thủ quy định quốc tế: Việt Nam cũng tuân thủ các điều kiện và quy định về nhập khẩu trái cây trong các thỏa thuận và hiệp định quốc tế mà nước đã tham gia ký kết hoặc gia nhập

Nhập khẩu trái cây tươi có cần kiểm dịch thực vật không?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về những sản phẩm thuộc diện phải kiểm dịch thực vật có quy định cụ thể như sau:
Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
Thực vật
Cây và các bộ phận còn sống của cây.
Sản phẩm của cây
a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
b) Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
c) Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
d) Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
e) Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
g) Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Vậy, trái cây tươi thuộc sản phẩm của cây nằm trong danh mục thuộc diện phải kiểm dịch thực vật.
Do đó, khi nhập khẩu trái cây tươi thì bắt buộc phải thông qua kiểm dịch thực vật.

5/5 - (1 bình chọn)