Theo quy định mới nhất về phòng cháy chữa cháy, việc nộp phạt khi vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy là một phần quan trọng của quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Để thực hiện việc nộp phạt này một cách chính xác và đúng quy định, người dân và các tổ chức cần biết nơi và cách thức thực hiện việc nộp phạt phòng cháy chữa cháy.
Vậy “Nộp phạt phòng cháy chữa cháy ở đâu theo quy định mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.
Nộp phạt phòng cháy chữa cháy ở đâu?
Người vi phạm về phòng cháy chữa cháy cần tuân thủ quy định về việc nộp tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước. Tiền phạt này có thể được nộp trực tiếp tại các cơ quan thuế, thanh toán qua hình thức chuyển khoản, hoặc trong một số trường hợp, người vi phạm có thể thanh toán trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định nộp tiền phạt vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:
“Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”
Mức xử phạt vi phạm hành chính khi để xảy ra cháy, nổ?
Khi vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy và để xảy ra cháy, nổ, các cá nhân và tổ chức phải đối diện với mức xử phạt vi phạm hành chính. Điều này đảm bảo sự an toàn và ngăn ngừa các sự cố cháy, nổ có thể gây nguy hiểm cho con người và tài sản.
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ cụ thể như sau:
“Điều 51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.”
Đối tượng xử phạt hành chính khi vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy
– Các đối tượng bị xử phạt hành chính khi vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy bao gồm:
+ Cá nhân, tổ chức Việt Nam
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài
– Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính khi vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy bao gồm: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
+ Bộ Công an
+ Ủy ban nhân dân các cấp
+ Lực lượng công an nhân dân đang thi hành công vụ
+ Các lực lượng: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
+ Thanh tra, quản lý thị trường
Vấn đề “Nộp phạt phòng cháy chữa cháy ở đâu theo quy định mới nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn xin phép nghỉ việc.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Năm 2023 làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu?
Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Quy định về cửa thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Đi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ở đầu?
Theo khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP , cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy là:
– Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với:
+ Dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
+ Công trình có chiều cao trên 100 m; công trình xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
+ Phương tiện đường thủy có chiều dài từ 50 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đề nghị…
– Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với:
+ Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác trên địa bàn quản lý;
+ Dự án, công trình không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý…
Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (theo mẫu)
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu)
– Các phương án chữa cháy
– Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
– Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.