Thực tập sinh là người đang tham gia vào một chương trình thực tập, thường là trong môi trường làm việc, để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực mà họ đang theo đuổi. Họ có thể là sinh viên đại học, học viên trường nghề hoặc những người mới bắt đầu sự nghiệp. Mục tiêu của thực tập là để giúp thực tập sinh phát triển kỹ năng nghề nghiệp, hiểu rõ hơn về ngành nghề mình chọn và tạo ra cơ hội để kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Quy định về hợp đồng thực tập sinh như thế nào?”. Bài viết của Tìm Luật bên dưới sẽ giải đáp thắc mắc này.
Quy định về hợp đồng thực tập sinh như thế nào?
Việc ký hợp đồng lao động với thực tập sinh cần phải cẩn thận và chi tiết để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan. Hợp đồng giúp bảo vệ quyền lợi của thực tập sinh bằng cách xác định rõ ràng các điều khoản về lương bổng, phúc lợi, nhiệm vụ, và trách nhiệm. Điều này giúp thực tập sinh biết chính xác quyền lợi của mình và tránh các trường hợp bị khai thác hoặc làm việc không công bằng.
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
…
Như vậy hợp đồng thực tập giữa doanh nghiệp với thực tập sinh được xem là hợp đồng lao động khi:
– Thứ nhất, có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
– Thứ hai, trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.
Thực tế các doanh nghiệp khi cho các bạn sinh viên vào thực tập thì cần chuẩn bị các hồ sơ liên quan như Giấy giới thiệu của nhà trường, đơn xin thực tập của cá nhân, quy chế tài chính liên quan trợ cấp, hỗ trợ trong quá trình thực tế, văn bản tiếp nhận thực tập,… để nhằm mục đích phục vụ cho việc ghi nhận chi phí hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Mặt khác, để phù hợp, đơn vị có thể ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng tập nghề hoặc hợp đồng học nghề. Tiêu chuẩn để ký các hợp đồng là do đơn vị đưa ra chứ Luật không hạn chế, yêu cầu bắt buộc tiêu chuẩn là phải có bằng đại học.

Thực tập sinh có cần phải ký kết hợp đồng thực tập không?
Thực tập sinh thường cần phải ký kết hợp đồng thực tập để đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của chương trình thực tập được xác định rõ ràng, thể hiện rằng cả hai bên thực tập sinh và doanh nghiệp đều hiểu và đồng ý với các điều khoản đó. Mặc dù việc ký kết hợp đồng thực tập không phải lúc nào cũng là yêu cầu pháp lý bắt buộc ở tất cả các quốc gia, nó có nhiều lợi ích quan trọng và có thể là yêu cầu trong một số trường hợp.
Hiện Bộ luật Lao động 2019 không có quy định cụ thể về hợp đồng thực tập.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 93 Luật Giáo dục 2019 có đề cập đến trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
…
Như các phân tích ở trên, đối với doanh nghiệp việc tiếp nhận thực tập sinh mang tính chất “trách nhiệm”, “tạo điều kiện” nên pháp luật cũng không có bất kỳ ràng buộc việc phải ký hợp đồng thực tập cũng như yêu cầu doanh nghiệp trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho sinh viên thực tập.phải trả lương cho thực tập sinh.

Có quy định nào về quyền lợi cho thực tập sinh hay không?
Thực tập sinh có vai trò quan trọng trong cả doanh nghiệp và trong quá trình học tập, phát triển nghề nghiệp cá nhân. hực tập sinh thường thực hiện các nhiệm vụ và dự án cụ thể, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên chính thức và đóng góp vào các dự án của doanh nghiệp. Với quan điểm mới mẻ và không bị ảnh hưởng bởi thói quen làm việc lâu dài, thực tập sinh có thể mang đến những ý tưởng sáng tạo và cách tiếp cận mới cho các vấn đề.
Vấn đề thực tập được đề cập tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
…
6. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
8. Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
9. Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Như vậy, có thể thấy việc thực tập là một trong những chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học nhằm liên kết, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận tạo điều kiện để người học thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Quy định về hợp đồng thực tập sinh như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Có bắt buộc phải trả lương cho thực tập sinh không?
Việc các công ty, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên vào thực tập là một hình thức hỗ trợ các sinh viên thực hành các kiến thức đã được học từ trường và có thể sẽ trở thành nguồn nhân sự tương lai cho doanh nghiệp.
Do đó doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện để người học nâng cao chất lượng đào tạo.
Ký hợp đồng thực tập sinh thì doanh nghiệp có cần đóng BHXH không?
Khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì mới tham gia BHXH. Còn nếu chị ký các loại hợp đồng khác thì không phải tham gia BHXH. Còn đối với phép năm thì cũng tương tự, chỉ khi nào ký hợp đồng lao động thì mới phát sinh phép năm cho người lao động thưa chị.
Trên thực tế thì các doanh nghiệp lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ với các bạn thực tập sinh chứ không ký hợp đồng lao động. Nếu ký hợp đồng dịch vụ thì doanh nghiệp không cần đóng bảo hiểm xã hội cho các bạn thực tập sinh.