Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp như thế nào?

958
Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp

Thực tập sinh tại doanh nghiệp là người thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, đang tham gia vào một chương trình thực tập tại một công ty hoặc tổ chức để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Họ có thể là người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, hoặc các chương trình đào tạo nghề, và mục tiêu của họ là áp dụng kiến thức học thuật vào thực tiễn, học hỏi từ môi trường làm việc thực tế, và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp như thế nào?”. Câu hỏi này sẽ được Tìm Luật giải đáp qua bài viết sau nhé.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận thực tập cho sinh viên thực tập không?

Thực tập sinh tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và đóng góp cho hoạt động của công ty, đồng thời họ cũng thu nhận lại những kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp của chính mình. Đối với các doanh nghiệp, thực tập sinh là một nguồn tiềm năng để tuyển dụng nhân sự. Nếu thực tập sinh thể hiện khả năng và sự phù hợp với văn hóa công ty, họ có thể được xem xét cho các vị trí chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục được quy định tại Điều 93 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo đó, một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, có các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học.

Như vậy pháp luật chỉ khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên có môi trường để thực tập, trải nghiệm thực tế với công việc mà không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải xác nhận thực tập sau khi sinh viên hoàn thành thực tập tại doanh nghiệp.

Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp
Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp

Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp như thế nào?

Thực tập là cơ hội để sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp trải nghiệm và hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà họ quan tâm, từ đó có thể xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình. Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp và thực tập sinh. Quy định giúp đảm bảo rằng thực tập sinh làm việc trong môi trường an toàn, không bị phân biệt đối xử và được đối xử công bằng, đảm bảo rằng thực tập sinh được trả lương công bằng hoặc được hưởng các phúc lợi khác nếu có phù hợp với vai trò và công việc của họ.

Pháp luật về lao động hiện nay chưa có quy định về hợp đồng thực tập hay bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương thực tập cho sinh viên.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp và sinh viên thực tập thỏa thuận và giao kết một trong hai loại hợp đồng sau thì sinh viên thực tập vẫn có thể nhận được những quyền lợi liên quan.

Thứ nhất có thể kể đến là hợp đồng đào tạo, loại hợp đồng này được quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Với loại hợp đồng này, sinh viên thực tập có thể được được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của doanh nghiệp, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho doanh nghiệp và một số quyền khác có liên quan.

Hoặc đối với một số sinh viên thực tập có năng lực và doanh nghiệp có định hướng ký hợp đồng lao động thì các bên có thể bắt đầu bằng hợp đồng thử việc (quy định từ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đến Điều 27 Bộ luật Lao động 2019).

Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp
Quy định về thực tập sinh tại doanh nghiệp

Với hợp đồng thử việc, quyền và nghĩa vụ sẽ do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên với loại hợp đồng này thì sinh viên thực tập sẽ có lương, và mức lương thử việc sẽ được đảm bảo phải từ 85% mức lương của công việc đó nếu làm chính thức.

Ngoài ra, sau thời gian ký hợp đồng thử việc, nếu sinh viên thực tập đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp thì có thể được ký hợp đồng lao động và hưởng đầy đủ các quyền lợi liên quan đến loại hợp đồng này.

Lưu ý: Trong thời gian ký hợp đồng thử việc, sinh viên có quyền nghỉ ngang mà không cần báo trước cho doanh nghiệp cũng như không phải bồi thường, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.ghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Mức hỗ trợ cho sinh viên thực tập hiện nay là bao nhiêu?

Thực tập sinh thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp đang tìm kiếm cơ hội để áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Họ có thể đang theo học các khóa học liên quan đến lĩnh vực mà họ thực tập hoặc đã hoàn thành chương trình học. Thực tập sinh có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và vai trò của họ trong công ty. Điều này có thể bao gồm hỗ trợ các dự án, thực hiện nghiên cứu, tham gia vào các cuộc họp, và xử lý các công việc hành chính.

Tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Như vậy, theo quy định trên, thực tập sinh không phải là người làm việc theo hợp đồng lao động và không chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động do đó không phải là đối tượng được hưởng lương. Do đó doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện để người học nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên hiện nay, đa phần các công ty đều có khoản hỗ trợ cho vị trí thực tập sinh. Lý do bởi các ứng viên nhóm này thường chưa có nhiều kinh nghiệm sâu về chuyên môn. Vì thế, thay vì trả lương, công ty thường sẽ hỗ trợ tiền ăn/ gửi xe… Mức hỗ trợ sẽ giao động khoảng 1.5 đến 3 triệu vnđ/ tháng.

Trên thực tế, không phải ai là thực tập sinh cũng là sinh viên mới ra trường. Có trường hợp những người đã đi làm lâu nhưng thay đổi ngành nghề. Vì thế khi họ ứng tuyển lại vào những công ty lớn, họ là những thực tập sinh giàu kinh nghiệm và có kiến thức rộng mở hơn phục vụ cho công việc. Vì thế, mức lương của những thực tập sinh có kinh nghiệm thường khá ổn bởi mức lương sẽ dựa trên những đóng góp hiệu quả của họ cho tổ chức.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Quy định về hợp đồng thực tập sinh như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Sinh viên thực tập ký hợp đồng thử việc với doanh nghiệp thì sau bao lâu sẽ ký hợp đồng lao động chính thức?

Trong suốt thời gian thử việc, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Nếu sinh viên thực tập đạt yêu cầu sau thời gian thử việc, doanh nghiệp sẽ chấp nhận và tiếp tục quan hệ lao động bằng cách giao kết hợp đồng lao động chính thức. Ngược lại, nếu kết quả không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong quá trình tuyển dụng và thử việc, giúp cả hai bên đều có quyền lợi và trách nhiệm cụ thể.

Những việc cần chuẩn bị trước khi đi thực tập là gì?

Những việc cần chuẩn bị trước khi đi thực tập:
– Củng cố lại kiến thức chuyên môn đã học để đi sâu nghiên cứu, thực hành tại doanh nghiệp
– Trau dồi và rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…
– Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ tác phong phù hợp
– Hiểu rõ về kế hoạch thực tập (thời gian thực tập, báo cáo thực tập, hỗ trợ từ phía nhà trường và doanh nghiệp,…) và đơn vị mình đến thực tập

5/5 - (1 bình chọn)