Quy định về thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập

179
thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập

Việc thành lập chi nhánh của một doanh nghiệp là một quá trình quan trọng, nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và tiếp cận thị trường mới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các khoản thuế và lệ phí mà chi nhánh cần phải nộp, bao gồm thuế môn bài. Việc hiểu rõ quy định về thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa các chi phí liên quan.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về “Quy định về thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập“. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Quy định về thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập

Chi nhánh mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?

Trong năm đầu hoạt động, chi nhánh của một doanh nghiệp vừa mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính ban đầu cho chi nhánh và giúp tập trung vào việc phát triển, mở rộng doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sau năm đầu thành lập, chi nhánh sẽ phải tuân thủ các quy định và nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định:

“8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.”

Như vậy, việc miễn lệ phí môn bài đối với chi nhánh chỉ áp dụng trong năm đầu của doanh nghiệp thành lập mới.

Một số lưu ý về mức nộp lệ phí môn bài khi doanh nghiệp thành lập chi nhánh

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, chi nhánh của một doanh nghiệp được xem là đối tượng phải nộp lệ phí môn bài. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới thành lập kể từ ngày 25/02/2020 sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên của hoạt động sản xuất kinh doanh (từ ngày 01/01 đến 31/12). Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh, thì chi nhánh cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài.

Mức nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm.

Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020 (trước ngày Nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực) có thành lập thêm chi nhánh từ ngày 25/02/2020 thì chi nhánh phải thực hiện nộp lệ phí môn bài theo quy định tại định số 139/2016/NĐ-CP. (Tức là không được miễn lệ phí môn bài năm đầu theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP).

Nếu thành lập trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì sẽ nộp mức thuế môn bài cho cả năm;

Nếu thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì sẽ nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Nơi nộp hồ sơ:

– Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai thuế môn bài tại Chi cục thuế Quản lý chi nhánh đó.

– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

– Cùng tỉnh với trụ sở chính: Khai thuế môn bài tại cơ quan trụ sở chính

– Khác tỉnh với trụ sở chính: Tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Mức thu lệ phí môn bài đối với chi nhánh thành lập vào thời điểm 6 tháng cuối năm là bao nhiêu?

Theo quy định, mức thu lệ phí môn bài đối với chi nhánh được thành lập vào 6 tháng cuối năm sẽ là 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế môn bài giảm đối với chi nhánh nếu việc thành lập chi nhánh diễn ra vào giai đoạn sau nửa đầu năm. Quy định này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định như sau:

“3. Tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh) được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện:

Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.”

Vấn đề “Quy định về thuế môn bài cho chi nhánh mới thành lập” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn nghỉ việc.… hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Hạn khai nộp lệ phí môn bài?

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì:
Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Theo quy định này thì khi mới thành lập chi nhánh, công ty bạn có trách nhiệm nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Chi nhánh có phải nộp thuế môn bài không?

Chi nhánh của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có) phải nộp lệ phí môn bài.
Cụ thể, chi nhánh của các tổ chức sau phải nộp lệ môn bài:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, chi nhánh của doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.

5/5 - (1 bình chọn)