Bảo hiểm tai nạn là một công cụ quan trọng giúp bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp xảy ra tai nạn bất ngờ. Việc hiểu rõ phạm vi bảo hiểm, các quyền lợi và điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm tai nạn sẽ giúp bạn chọn được gói bảo hiểm phù hợp và tối ưu hóa lợi ích của mình. Gói bảo hiểm này thường bao gồm các chi phí y tế và bồi thường liên quan đến thương tật hoặc tử vong do tai nạn gây ra. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định, “Sinh mổ có được hưởng bảo hiểm tai nạn không?”. Câu trả lời sẽ được Tìm Luật làm rõ qua nội dung bên dưới, hãy cùng theo dõi nhé.
Sinh mổ có được hưởng bảo hiểm tai nạn không?
Bảo hiểm tai nạn là loại bảo hiểm cung cấp bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm trong trường hợp họ gặp phải tai nạn dẫn đến thương tật, tàn tật, hoặc tử vong. Nếu tai nạn dẫn đến việc người được bảo hiểm không thể làm việc và mất thu nhập, bảo hiểm tai nạn có thể cung cấp một khoản tiền để bù đắp cho phần thu nhập bị mất này. Người được bảo hiểm cần tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm, như thông báo kịp thời về tai nạn và cung cấp đầy đủ thông tin y tế.
Sinh thường, sinh mổ có được bảo hiểm không phụ thuộc vào loại bảo hiểm bạn đang tham gia. Quyền lợi bảo hiểm khi sinh sẽ khác nhau đối với bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), và bảo hiểm sức khỏe (BHSK), bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Cụ thể như sau:
Đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Theo Luật Bảo hiểm y tế 2014, người tham gia BHYT, BHXH được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. Điều này có nghĩa là dù bạn sinh thường hay sinh mổ, bạn đều được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, mức hưởng của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn sinh con tại bệnh viện đúng tuyến hay trái tuyến so với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Sinh con đúng tuyến sẽ giúp bạn hưởng tối đa quyền lợi từ BHYT, BHXH. Nếu sinh con trái tuyến thì mức hưởng bảo hiểm của bạn sẽ thấp hơn.

Đối với bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ
Ngoài BHYT, BHXH, bạn cũng có thể tham gia các loại BHSK, BHNT để được hỗ trợ chi phí sinh nở. Tùy vào từng sản phẩm và công ty bảo hiểm, bạn sẽ có các quyền lợi khác nhau khi sinh con. Tuy nhiên, tham gia thêm BHSK, BHNT sẽ giúp bạn hưởng được thêm nhiều quyền lợi so với khi chỉ có BHYT, BHXH. Ví dụ như:
- Được công ty bảo hiểm chi trả chi phí gồm chi phí khám, siêu âm trong khoảng thời gian mang thai; chi phí sinh (bao gồm cả sinh thường và sinh mổ), chi phí giường, chi phí phòng bệnh …
- Được công ty bảo hiểm hỗ trợ các chi phí điều trị nếu không may xảy ra các biến chứng trong kỳ thai sản như sản giật, sẩy thai, vỡ nước ối,…
- Được công ty bảo hiểm chi trả chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh tối đa lên tới 7 ngày từ lúc sinh.
- Được công ty bảo hiểm hỗ trợ chi phí khi mẹ bầu lựa chọn hình thức sinh dịch vụ.
Sinh con dạng mổ có thuộc phạm vi được hưởng của bảo hiểm y tế hay không?
Bảo hiểm tai nạn là một sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt nhằm bảo vệ người được bảo hiểm, cung cấp các khoản bồi thường tùy thuộc vào mức độ thương tật mà người được bảo hiểm gặp phải do tai nạn. Một số tình huống có thể nằm ngoài phạm vi bảo hiểm, chẳng hạn như tai nạn do tham gia vào các hoạt động nguy hiểm mà không có sự chấp thuận trước của công ty bảo hiểm, hoặc tai nạn xảy ra do vi phạm pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:
“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”
Theo đó, khi bạn sinh con và khâu vết mổ đẻ thì thuộc phạm vi được hưởng của bảo hiểm y tế theo quy định trên.

Thay băng vết mổ đẻ có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Việc thay băng vết mổ sau khi đẻ là một phần trong quá trình chăm sóc sau sinh để đảm bảo vết mổ được giữ sạch và phục hồi tốt. Tuy nhiên, việc này có được bảo hiểm y tế chi trả hay không thường phụ thuộc vào các điều khoản và quy định cụ thể của hợp đồng bảo hiểm y tế mà bạn đang tham gia. Bạn cần tìm hiểu quy định pháp luật để xem liệu các dịch vụ chăm sóc sau sinh như thay băng vết mổ có được bao gồm trong phạm vi bảo hiểm hay không.
Căn cứ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BYT về giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm bảo hiểm y tế áp dụng cho các hạng bệnh viện như sau:
206 | 200 | 04C3.1.143 | Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài ≤ 15cm | 57,600 | Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú theo quy định của Bộ Y tế. |
208 | 201 | 04C3.1.145 | Thay băng vết mổ chiều dài trên 15cm đến 30 cm | 82,400 | Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú theo quy định của Bộ Y tế. |
209 | 202 | 04C3.1.145 | Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài từ trên 30 cm đến 50 cm | 112,000 | |
210 | 203 | 04C3.1.146 | Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài từ trên 15 cm đến 30 cm nhiễm trùng | 134,000 | |
211 | 204 | 04C3.1.147 | Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài từ 30 cm đến 50 cm nhiễm trùng | 179,000 | |
212 | 205 | 04C3.1.148 | Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài > 50cm nhiễm trùng | 240,000 |
Như vậy, trong trường hợp của vợ bạn không cung cấp vết mổ dài bao nhiêu nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Do đó bạn căn cứ vào danh mục trên để biết được mức bảo hiểm y tế chi trả trong trường hợp thay vết mổ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Sinh thường, sinh mổ không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?
Khi không có bảo hiểm, chi phí sinh thường là khoảng 3.000.000đ đến 5.000.000đ và sinh mổ là 5.000.000đ đến 10.000.000đ. Chi phí này chưa bao gồm chi phí nằm phòng dịch vụ (nếu mẹ đẻ có đăng ký nằm phòng dịch vụ) và chi phí tiền công (nếu mẹ đẻ có đăng ký sinh, mổ dịch vụ). Nếu gia đình lựa chọn “vượt cạn” tại các bệnh viện quốc tế với dịch vụ tối ưu thì chi phí sinh sẽ trung bình từ 15.000.000 – 20.000.000 khi sinh thường. Chi phí sinh mổ tại bệnh viện quốc tế thường dao động từ 30.000.000 – 60.000.000 đồng.
Sinh dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không?
Sinh dịch vụ là việc người mẹ bầu được lựa chọn bác sĩ đỡ sinh (với điều kiện bác sĩ đồng ý) và được ưu tiên đăng ký phòng dịch vụ theo yêu cầu. Tuy nhiên, sinh dịch vụ vẫn phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và bé.
Sinh dịch vụ không được BHYT, BHXH chi trả, mẹ bầu phải tự chi trả toàn bộ chi phí sinh dịch vụ. Chi phí này thường cao hơn nhiều so với sinh thường hay sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, mẹ bầu cần hết sức lưu ý, cân nhắc tài chính khi lựa chọn hình thức sinh này.
Nếu mẹ bầu muốn được bảo hiểm chi trả khi lựa chọn hình thức sinh dịch vụ thì mẹ bầu có thể lựa chọn tham gia các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ có hỗ trợ chi trả chi phí này. Khi tham gia, bạn có thể yêu cầu tư vấn viên tư vấn kỹ về quyền lợi chọn sinh dịch vụ để tránh mất quyền lợi hay không hiểu rõ dẫn đến tranh chấp sau này.