Có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không?

182
Có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không

Con dấu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, con dấu doanh nghiệp được hiểu đơn giản là một yếu tố pháp lý mang dấu ấn nhận diện của doanh nghiệp. Con dấu được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục thành lập công ty hoặc hoàn thành thủ tục sửa đổi con dấu doanh nghiệp. Vậy theo quy định hiện nay có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm Luật để biết thêm thông tin về vấn đề này nhé

Có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về hình thức con dấu như sau: “1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm 2 hình thức: Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Việc quy định công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp là một trong những nội dung mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với quy định tại Luật doanh nghiệp cũ trước đây.

Và hiện nay khi đăng ký mẫu dấu công ty mới thì doanh nghiệp không cần đăng ký hoặc thông báo mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền. Do vậy không cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty để nộp cho cơ quan nhà nước.

Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu

Con dấu là một đồ vật được khắc hoặc dập nổi hay dập chìm với mục đích tạo dấu ấn trên văn bản. Con dấu thể hiện tính tư cách pháp nhân cũng như tính pháp lý của chủ sở hữu con dấu . Khi văn bản được đóng dấu thể hiện và khẳng định giá trị pháp lý của văn bản, giấy tờ.

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.

3. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

4. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.

Có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không

Điều kiện sử dụng con dấu

Khi sử dụng con dấu cần đáp ứng một số điều kiện nhất định, cụ thể như sau:

  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
  • Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:

  • + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
  • + Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
  • + Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

 Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới

Con dấu doanh nghiệp có vai trò quan trọng, bởi vì khi đó nhu cầu về tính xác thực, về thẩm quyền phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng con dấu phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan nhà nước, hồ sơ bao gồm:

Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức sự nghiệp, hồ sơ gồm:

  • – Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
  • – Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm:

  • Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
  • Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, hồ sơ gồm:

  • Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
  • Văn bản quy định về tổ chức, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
  • Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức tôn giáo: Quyết định công nhận tổ chức của cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức trực thuộc tổ chức tôn giáo, hồ sơ gồm:

  • Quyết định của tổ chức tôn giáo về việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc;
  • Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức theo quy định của pháp luật.

Tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật, hồ sơ gồm:

  • Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam: Giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

Tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.

Tìm luật đã cung cấp thông tin có liên quan đến vấn đề “Có cần tải mẫu đăng ký mẫu dấu công ty hay không?” . Ngoài ra chúng tôi còn tư vấn về các vấn đề pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn xin nghỉ việc riêng…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu
+ Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu ướt: Văn bản cho phép được sử dụng thêm dấu ướt của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước.
+ Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế.

Thời gian giải quyết đăng ký mẫu con dấu bao lâu?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu, đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

5/5 - (1 bình chọn)