Để xin cấp lý lịch tư pháp thì người có yêu cầu cần nộp tờ khai lý lịch tư pháp lên cho cơ quan có thẩm quyền. Để được cấp lý lịch tư pháp thì các thông tin ghi trong tờ khai lý lịch tư pháp cần đầy đủ, chính xác và đúng quy định. Nếu bạn chưa biết viết mẫu tờ khai lý lịch tư pháp như thế nào? Hãy tải xuống mẫu tờ khai lý lịch tư pháp chuẩn và tham khảo hướng dẫn cách viết dưới đây của Tìm luật nhé.
Ai có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Lý lịch tư pháp là một trong những giấy tờ quan trọng trong một số thủ tục hành chính. Do đó, một số cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp. Chỉ những đối tượng pháp luạt quy định mới có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Vậy, ai có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp? Hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Có mấy loại Phiếu lý lịch tư pháp?
Pháp luật hiện hành phân loại phiếu lý lịch tư pháp để dễ dàng xem xét và cấp phiếu. Cá nhân, tổ chức cần nắm được quy định về phiếu lý lịch tư pháp để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phù hợp. Vậy, có mấy loại Phiếu lý lịch tư pháp và là những loại nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Căn cứ Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
“Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp
1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;
b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.”
Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay gồm có 02 loại, bao gồm:
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm:
+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
+ Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
Để được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì cá nhân, tổ chức cần gửi đơn xin đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Có thể hiện nay nhiều người chưa biết xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu? Để biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
(1) Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
– Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
(2) Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
– Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Thông thường, nếu là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam thì xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi thường trú hoặc tạm trú.
Tải xuống mẫu tờ khai lý lịch tư pháp
Cách ghi mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, 2
Vì đây là một thủ tuc hành chính nên nội dung trong ờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, 2 cần đầy đủ và đúng quy định. Nếu bạn chưa biết cách ghi mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, 2 như thế nào? Hãy theo dõi hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé.
(1) Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
(2) Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
(3), (4) Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
(5) Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
(6) Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
(7) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu tờ khai lý lịch tư pháp chuẩn 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như điều kiện được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp?
Căn cứ Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 15 ngày.
-. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Trường hợp nào từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?
Theo Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
– Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
– Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009;
– Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.