Tải xuống mẫu trích lục khai sinh bản sao năm 2023

214
Tải xuống mẫu trích lục khai sinh bản sao năm 2023

Trong cuộc sống có thể chúng ta sẽ gặp phải trường hợp cần đến giấy khai sinh nhưng giấy khai sinh bản gốc rách, hư hỏng hoặc bị mất. Lúc này chúng ta cần đến cơ quan có thẩm quyền để trích lục khai sinh bản sao. Nếu bạn đang không biết viết tờ khai trích lục khai sinh bản sao, hãy xem và tải xuống mẫu trích lục khai sinh bản sao dưới bài viết này của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch 2014

Trích lục khai sinh bản sao là gì?

Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định thì trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm để chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Bản chính trích lục hộ tịch sẽ được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Trích lục hộ tịch bản sao bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Do đó, trích lục khai sinh bản sao là văn bản được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục khai sinh được chứng thực từ bản chính.

Ai có thể xin trích lục khai sinh bản sao?

Nhiều cá nhân do không thuận tiện để có thể tự mình đi thực hiện trích lục khai sinh bản sao, do đó ai có thể xin trích lục khai sinh bản sao là cầu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Căn cứ Điều 6 Luật Hộ tịch 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân như sau:

– Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.

– Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, để xin trích lục khai sinh bản sao có thể do người có yêu cầu trực tiếp xin hoặc ủy quyền cho người khác đến xin trích lục.

Tải xuống mẫu trích lục khai sinh bản sao năm 2023

Xin cấp trích lục khai sinh bản sao ở đâu?

Tại Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký thì cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Căn cứ vào khoản 4 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm:

– Cơ quan đăng ký hộ tịch;

– Bộ Tư pháp;

– Bộ Ngoại giao;

– Cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cấp trích lục khai sinh bản sao

Theo Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:

– Người yêu cầu cấp trích lục hộ tịch bản sao trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu được quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp trích lục hộ tịch bản sao của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

– Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp trích lục hộ tịch bản sao cho người yêu cầu.

Tải xuống mẫu trích lục khai sinh bản sao

Hướng dẫn cách ghi mẫu trích lục khai sinh bản sao

– Mục (1): Ghi tên cơ quan đề nghị thực hiện việc cấp Trích lục hộ tịch bản sao.

– Mục (2): Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

– Mục (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001234567 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2001.

– Mục (4): Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây (trích lục khai sinh), nay đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch.

– Mục (5): Ghi rõ tên cơ quan đã thực hiện đăng ký hộ tịch trước đây.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Thành Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Mục (6): Ghi rõ số lượng bản sao trích lục đề nghị cấp.

– Phần “ký tên: Ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người yêu cầu cấp.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu trích lục khai sinh bản sao năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn cấp giấy khai sinh bản sao là bao lâu?

Theo Khoản 2, 3 Điều 18 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định về thời hạn cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:
“Điều 18. Cấp bản sao trích lục hộ tịch
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu cấp bản sao trích lục từ Sổ hộ tịch, Thủ trưởng Cơ quan đại diện cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
3. Việc cấp bản sao trích lục hộ tịch tại Bộ Ngoại giao được thực hiện tương tự quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp Bộ Ngoại giao chưa nhận được Sổ hộ tịch từ Cơ quan đại diện chuyển lưu, thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp thông tin. Cơ quan đại diện có trách nhiệm trả lời Bộ Ngoại giao trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả trả lời của Cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao cấp cho người yêu cầu bản sao trích lục.”

Có thể ủy quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch?

Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 04/2020/TT-BTP thì người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch được ủy quyền cho người khác để thực hiện thay, và:
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

5/5 - (1 bình chọn)