Thời gian đo đạc địa chính năm 2023 là bao lâu?

3637
Thời gian đo đạc địa chính năm 2023 là bao lâu?

Trong một số trường hợp như diện tích đất bị sai, thay đổi diện tích đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần đo đạc địa chính thửa đất để đảm bảo chính xác diện tích đất. Một trong những vấn đề mà người sử dụng đất quan tâm khi tiến hành đo đạc địa chính đó là Thời gian đo đạc địa chính là bao lâu? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP
  • Quyết định 88/QĐ-BTNMT năm 2022

Đo đạc địa chính là gì?

Đo đạc địa chính là việc cơ quan có thẩm quyền về đất đai thực hiện, qua đó sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định diện tích thửa đất với các ranh giới, mốc giới cụ thể nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai hoặc để người sử dụng đất thực hiện các thủ tục hành chính.

Việc đo đạc trên là bước đầu để thực hiện chính xác việc xác định các vị trí trên bản đồ. Mục đích chính là phục vụ cho công tác quản lý đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Thủ tục đo đạc địa chính, xác định ranh giới thửa đất?

Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì đo đạc, xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của văn phòng đăng ký đất đai. Đồng thời, Điều 72a Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận như sau:

– Nộp hồ sơ:

Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trong trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất bao gồm:

+ Đơn xin xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai).

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.

– Tổ chức đo đạc:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của UBND cấp xã tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra, đo đạc thực tế.

Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 1 bộ hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

– Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới đất:

Sau khi nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Trên đây là thông tin chung về thủ tục đề nghị đo đạc, xác định lại ranh giới đất. Tùy từng địa phương và trường hợp cụ thể sẽ có những thay đổi nhất định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ cũng như thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết.

Thời gian đo đạc địa chính năm 2023 là bao lâu?

Thời gian đo đạc địa chính là bao lâu?

Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài nguyên và môi trường của Quyết định 88/QĐ-BTNMT năm 2022 Công bố bổ sung thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài nguyên và môi trường, quy định cụ thể như sau:

“Khi nhận đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định, Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm cung cấp ngay trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm thì Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân lý do không cung cấp.”

Như vậy, thời gian trả kết quả đối với yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ là trong ngày làm việc hoặc theo thời gian thống nhất với bên yêu cầu cung cấp.

Thời hạn bảo quản hồ sơ đo đạc địa chính là bao lâu?

Thời hạn bảo quản hồ sơ đo đạc địa chính được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:

IIHồ sơ đo đạc địa chính
7Bản đồ địa chính cơ sở (cũ)Vĩnh viễn
8Trích đo địa chính (bao gồm: Trích đo địa chính thửa đất, mảnh trích đo địa chính, trích lục bản đồ địa chính)Vĩnh viễn
9Hồ sơ, tài liệu lưới địa chính
9.1Lưới đo vẽ sau thi công20 năm
9.2Ghi chú điểmVĩnh viễn
9.3Tài liệu bình sai lưới địa chính, bảng tọa độ lưới địa chínhVĩnh viễn
10Hồ sơ, tài liệu đo đạc lập bản đồ địa chính
10.1Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đấtVĩnh viễn
10.2Các loại sổ đo, các tài liệu liên quan khác20 năm
10.3Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc20 năm
10.4Tài liệu tính toán, lưới khống chế đo vẽVĩnh viễn
10.5Bản đồ địa chínhVĩnh viễn
10.6Sổ mục kê đất đaiVĩnh viễn
10.7Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chínhVĩnh viễn
10.8Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chínhVĩnh viễn
10.9Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng, quản lý trong đơn vị hành chính theo hiện trạng đo đạc bản đồ địa chínhVĩnh viễn
10.10Biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chínhVĩnh viễn
10.11Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đấtVĩnh viễn
11Các loại tài liệu về đo đạc địa chính khác20 năm
12Hồ sơ giám sát, kiểm tra, nghiệm thu20 năm
13Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình và Quyết định phê duyệt30 năm

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thời gian đo đạc địa chính năm 2023 là bao lâu?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn xin nghỉ việc riêng. Hy vọng có thể giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền đo đạc địa chính không?

Theo quy định, trách nhiệm đo đạc địa chính là do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện sau khi người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị tách thửa.
Đối với cán bộ đại chính xã có nhiệm vụ thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính trên địa bàn.
Như vậy, việc đo đạc địa chính để tách thửa thuộc về Văn phòng đăng ký đất đai.

Chuyển nhượng đất đai có phải thực hiện việc đo đạc lại?

Theo khoản 1 Điều 79  Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Do đó, khi chuyển nhượng một phần thửa đất phải đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc để tách thửa, 100% trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất phải đo đạc tách thửa, nếu không sẽ không sang tên được.
Bên cạnh đó, trường hợp chuyển nhượng QSDĐ toàn bộ mặc dù không có quy định rõ về việc đo đạc lại đất đai nhưng người sử dụng đất vẫn nên thực hiện đo đạc trong bất cứ giao dịch gì có liên quan đến thay đổi đất đai nhằm đảm bảo về mặt pháp lý.

5/5 - (1 bình chọn)