Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm?

184
Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm

Nhân công xây dựng là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng các công trình, dự án cơ sở hạ tầng, hoặc các công trình xây dựng khác. Họ thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng, sửa chữa, bảo trì và hoàn thiện công trình. Lực lượng nhân công này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các dự án xây dựng được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và an toàn. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết “Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm?“. Để được giải đáp, quý bạn đọc hãy cùng với Tìm Luật theo dõi nội dung bên dưới nhé.

Các loại thuế phải đóng khi xây dựng nhà ở tư nhân

Khi xây dựng nhà ở tư nhân, việc đóng thuế là một phần quan trọng của quy trình tuân thủ pháp luật và đảm bảo các nghĩa vụ tài chính hợp pháp. Nếu bạn thuê công nhân hoặc kỹ sư để thực hiện công việc xây dựng, các khoản thanh toán cho họ có thể phải một số khoản thuế khác nhau. Đây là một nghĩa vụ pháp lý mà chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải thực hiện để tuân thủ các quy định thuế của nhà nước.

Thuế xây dựng cơ bản tức là ý nói chung các loại thuế phải đóng khi xây dựng nhà ở tư nhân.

Theo quy định của pháp luật thì những nhân công xây dựng nhà cho bạn được coi là cá nhân kinh doanh dịch vụ xây dựng, lắp đặt và phải thực hiện nộp thuế như với cá nhân kinh doanh theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, đối với hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ thì pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ nộp thuế theo công văn 3700/TCT/DNK quy định về thu thuế đối với hoạt động xây dựng tư nhân thì:

“Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay”

Ngoài ra theo Công văn 3077/TCT-CS ban hành ngày 09 tháng 08 năm 2018 về quản lý thu thuế hoạt động xây dựng nhà:

“Tổng cục Thuế đã có công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008 và công văn số 2010/TCT-CS ngày 16/5/2017 đã nêu rõ: Hộ gia đình tự xây nhà không phải là người nộp thuế GTGT, TNDN và thuế thu nhập cá nhân; trường hợp hộ gia đình thuê nhà thầu là cơ sở kinh doanh thực hiện xây dựng nhà cho gia đình thì nhà thầu xây dựng phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Cục Thuế có cơ sở xác định nhà thầu có xây dựng nhà cho hộ gia đình, cá nhân nhưng không kê khai nộp thuế thì Cục Thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật quản lý thuế. Quá trình xử lý, Cục Thuế báo cáo UBND để chỉ đạo các đơn vị chức năng khác trên địa bàn phối hợp thực hiện theo Điều 11 Luật Quản lý Thuế.”

Về trường hợp này bạn sẽ phải nộp thuế thay cho nhân công xây dựng nhà của bạn theo từng lần phát sinh đối với hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu theo quy định tại khoản 2, điều 3 Thông tư 92/2015/TT-BTC, việc tính thuế được xác định như sau:

“a.1.5) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm
Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

“- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.”

Như vậy, bạn phải đóng 2 loại thuế là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân.

Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm?

Thuế nhân công xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống tài chính và quản lý xây dựng. Việc thu thuế đối với thu nhập của nhân công xây dựng đảm bảo rằng các cá nhân làm việc trong ngành xây dựng thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Điều này giúp duy trì sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là trong trường hợp họ gặp tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc.

-Lệ phí Môn bài

Bên nhận thầu xây dựng phải thực hiện khai thuế và nộp thuế môn bài theo quy định và hướng dẫn tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

– Thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo điểm c, khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, cách tính thuế được quy định như sau:

Thuế giá trị gia tăng:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế) X Tỷ lệ tính thuế GTGT

Thuế thu nhập cá nhân:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN X Tỷ lệ thuế TNCN

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hoạt động xây dựng nhà ở là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ hoạt động xây dựng.

– Theo điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

+ Hợp đồng xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%;  tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

+  xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm
Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm

– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

Lệ phí này chỉ áp dụng trong trường hợp khi xây dựng nhà riêng lẻ

Theo Khoản 6 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của các tỉnh, thành từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lần cấp

– Lệ phí trước bạ

Hộ gia đình phải nộp lệ phí trước bạ khi có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở để ghi thông tin vào trang 2 của Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Theo Thông tư 13/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ được tính như sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x (diện tích x Giá 01m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại)

Trong đó:

+ Diện tích nhà chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích sàn nhà (kể cả diện tích công trình phụ kèm theo) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

+ Giá 01 (một) mét vuông nhà là giá thực tế xây dựng “mới” một (01) mét vuông sàn nhà của từng cấp nhà, hạng nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

+ Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) đối với nhà, đất là 0,5%.

Chi phí nhân công có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Chi phí nhân công là một khoản chi phí hợp lý và cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và thường được phép trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Các khoản chi phí nhân công phải được tính toán và ghi chép đúng theo các quy định pháp luật về thuế và lao động. Đồng thời, cần có các chứng từ hợp pháp để chứng minh các khoản chi phí nhân công, chẳng hạn như hợp đồng lao động, bảng lương, chứng từ thanh toán bảo hiểm, và các tài liệu khác liên quan.

Căn cứ Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 (sau đây gọi chung là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008) quy định về các loại chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

Trừ các khoản chi không được trừ, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật. 

Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:

– Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Mục 2.1 nêu trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.

– Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

– Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

– Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định.

– Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

– Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

– Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật.

– Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu.

– Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật.

– Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Như vậy, những khoản chi của doanh nghiệp khi như đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ được trừ khi tính thuế TNDN. Chi phí nhân công là chi phí dùng vào việc chi trả tiền lương, chi phí phúc lợi cho người lao động. Do đó, những chi phí này cũng nằm trong những khoản chi phí doanh nghiệp được trừ khi tính thuế TNDN.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề ”Thuế nhân công xây dựng bao nhiều phần trăm?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Hạng mục nhân công chiếm bao nhiêu phần trăm tổng chi phí đầu tư?

Nhìn chung, chi phí nhân công chiếm khoảng 20 – 30% tổng kinh phí xây dựng cho toàn công trình. Tùy theo từng giải pháp thi công và dòng vật liệu xây thô được ứng dụng mà có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm chi phí cụ thể. Tuy nhiên, chi phí nhân công ngoài thực tế sẽ thường cao hơn.
Chính vì vậy, các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cần áp dụng các biện pháp góp phần giảm các chi phí cơ hội, chi phí vật tư. Rút ngắn được quản thời gian xây, đẩy nhanh tiến độ công trình như vậy sẽ tiết kiệm được một nguồn lớn phần chi phí nhân công. 

Lợi ích của bảo hiểm khoản vay mang lại cho bên vay là gì?

Lợi ích của bảo hiểm khoản vay mang lại cho bên vay:
+ Được bảo vệ và đảm bảo trả nợ khi gặp rủi ro không may như tử vong, thương tật vĩnh viễn. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả số nợ còn lại thay bạn.
+ Yên tâm hơn khi vay vốn, không lo nợ ngân hàng bị chồng chất khi gặp rủi ro.
+ Được hưởng lãi suất vay ưu đãi từ ngân hàng nếu tham gia bảo hiểm kèm theo khoản vay.
+ Giúp gia đình ổn định cuộc sống khi không còn gánh nặng tài chính do nợ ngân hàng.
Tuy nhiên, bên vay cũng sẽ phải chi trả một khoản phí bảo hiểm nhất định. Ngoài ra, không phải sự cố nào cũng được chi trả bảo hiểm. Vì vậy, bên vay cần xem kỹ điều khoản trước khi quyết định mua bảo hiểm tín dụng.

5/5 - (1 bình chọn)