Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai theo quy định năm 2023

130
Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai theo quy định năm 2023

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, bộ phận quan trọng hàng đầu đối với môi trường sống, sự phân bố các điểm dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất đại diện và quản lý. Trên thực tế, tội phạm xâm phạm quy định về đất đai và công tác quản lý đất đai ngày càng gia tăng, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự quản lý kinh tế, đặc biệt là các quy định pháp luật về quản lý đất đai. Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai theo quy định năm 2023 như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này dưới đây nhé.

Cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.”

Tại Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Cơ quan quản lý đất đai

  1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
    a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
    b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”
  3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
  4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.”

Theo đó thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai sẽ được phân chia theo cấp trung ương và cấp địa phương, cụ thể:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm: Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai theo quy định năm 2023

Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

– Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;

+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vấn đề Xử lý vi phạm trong quản lý đất đai theo quy định năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc, cung cấp các thông tin pháp lý tới quý khách hàng như mẫu đơn xin thôi việc mới nhấtHy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Lấn chiếm đất đai trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Có tổ chức;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Vi phạm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015, quy định:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;
Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
Vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác;
Có tổ chức;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (2 bình chọn)