Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100 như thế nào?

82
Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100

Bán hàng rong là một hoạt động phổ biến tại nhiều đô thị, góp phần tạo sinh kế cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán tự phát trên vỉa hè, lòng đường không chỉ gây mất trật tự đô thị mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Để kiểm soát vấn đề này, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi bán hàng rong không đúng quy định. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định hiện nay, “Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100 như thế nào?”. Nội dung này sẽ được làm rõ thông qua bài viết dưới đây của Tìm Luật nhé.

Các địa điểm cấm người bán hàng rong

Việc buôn bán tự phát trên vỉa hè, lòng đường hoặc trong các khu vực công cộng có thể gây mất trật tự, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Chính vì vậy, pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về các địa điểm mà người bán hàng rong không được phép hoạt động. Nắm rõ các khu vực cấm bán hàng rong không chỉ giúp người kinh doanh tránh bị xử phạt mà còn góp phần đảm bảo trật tự xã hội và xây dựng môi trường sống văn minh.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại, theo đó nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm sau đây:

– Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

– Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

– Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển;

– Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;

– Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đường thủy;

– Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại;

– Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ­ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại;

– Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nh­ưng không đ­ược sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại.

Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể các địa điểm mà người bán hàng rong không được kinh doanh theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100
Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100

Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100 như thế nào?

Bán hàng rong là một hoạt động mưu sinh phổ biến, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Tuy nhiên, việc buôn bán không đúng nơi quy định có thể gây ảnh hưởng đến giao thông, vệ sinh môi trường và trật tự đô thị. Để hạn chế tình trạng này, cơ quan chức năng đã ban hành các quy định về xử phạt đối với hành vi bán hàng rong trái phép. Vậy mức phạt cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tại điểm a khoản 1 Điều 12, Nghị 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, theo đó:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này

Như vậy, cá nhân buôn bán rong có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo khoản 1 Điều 2 Nghị 100/2019/NĐ-CP, nếu có hành vi buôn bán trên lòng đường đô thi, trên vỉa hè và các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ?

Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không chỉ gây cản trở giao thông mà còn ảnh hưởng đến trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Để kiểm soát tình trạng này, pháp luật quy định rõ ràng về các cơ quan có thẩm quyền xử phạt những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ ai có quyền lập biên bản và xử lý các trường hợp vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp làm rõ vấn đề này để người dân hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý trật tự đô thị.

Cũng theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này bao gồm:

Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100
Xử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

(2) Cảnh sát giao thông;

(3) Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

(4) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất ;

(5) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ;

Như vậy, để ngăn chặn hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, anh có thể trình báo với những người có thẩm quyền xử phạt đã được nêu trên hoặc tự mình xử phạt nếu anh là một trong số những người đó.ạt có thể nộp tiền phạt thông qua dịch vụ bưu chính công ích, ví dụ như sử dụng dịch vụ của Bưu điện để chuyển tiền phạt vào Kho bạc nhà nước.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đềXử phạt bán hàng rong theo Nghị định 100. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc, vướng mắc xin vui lòng gửi đến timluat để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 33 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
b) Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
đ) Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.

Dùng xe đẩy bán hàng gây cản trở giao thông, bị xử phạt như thế nào?

Điểm m, Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

5/5 - (1 bình chọn)