Tải xuống mẫu đơn xin giảm tước bằng 2 tháng mới 2023

1762
Tải xuống mẫu đơn xin giảm tước bằng 2 tháng mới 2023

Có nhiều trường hợp cá nhân vi phạm sẽ bị tước bằng khi vi phạm giao thông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì cá nhân có thể xin giảm tước bằng. Với một số hành vi vi phạm bị tước bằng 2 tháng có thể xin giảm thời gian tước bằng xuống mức nhỏ nhất. Khi đó, cá nhân cần viết đơn xin giảm tước bằng gửi tới cơ quan thẩm quyền. Hãy tham khảo và tải xuống mẫu đơn xin giảm tước bằng 2 tháng dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Tước bằng là gì?

Có thể ta đã nhiều nghe thấy hình thức xử phạt vi phạm giao thông đó là tước quyền sử dụng giấy phếp lái xe hay còn gọi là tước bằng. Người vi phạm giao thông nên nắm rõ quy định về tước bằng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình khi bị xử phạt. Bởi không phải hành vi vi phạm nào cũng có thể bị tước bằng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu tước bằng là gì và khi nào bị tước bằng nhé.

Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn như sau:

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

– Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

+ Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép.

+ Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

– Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó.

Như vậy, tước Giấy phép lái xe (tước bằng) được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước bằng, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tải xuống mẫu đơn xin giảm tước bằng 2 tháng mới 2023

Trường hợp nào bị tước bằng lái xe

Theo quy định thì không phải bất cứ trường hợp nào vi phạm giao thông đều bị tước bằng lái xe. Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm được quy định mới bị tước bằng lái xe. Hãy nắm được những trường hợp bị tước bằng lái xe khi tham gia giao thông để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhé. Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định những trường hợp người tham gia giao thông bị tước bằng khi vi phạm những lỗi sau đây:

– Điều khiển xe có liên quan đến trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Đi vào khu vực cấm, đường cấm đối với xe máy, xe ô tô;

– Không nhường đường hoặc gây cản trợ xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông;

– Không thực hiện theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông;

– Đi ngược chiều, đi vào đường một chiều;

– Chạy quá tốc độ;

– Đi xe vào sai làn đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc…;

– Điều khiển xe lạng lách đánh võng, bốc đầu xe, đua xe;

– Điều khiển xe khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, chất ma túy, chống người thi hành công vụ…

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Có hành vi sau mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ…

Như vậy, khi vi phạm giao thông thuộc các lỗi nêu trên sẽ bị tước bằng lái xe.

Có xin giảm tước bằng được không?

Trên thực tế thì có nhiều hành vi có mức độ vi phạm không quá nặng, chính vì vậy họ có mong muốn giảm nhẹ thời hạn bị tước bằng lái xe. Nếu nhận thấy hành vi của mình có tình tiết giảm nhẹ hoặc chưa đến mức đã bị xử phạt thì có thể viết đơn xin giảm thời hạn tước bằng. Vậy, theo quy định thì có xin giảm tước bằng được không?

Theo quy định thì nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước bằng có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước.

Do đó, nếu bạn bị xử phạt và tước bằng 2 tháng mà có tình tiết giảm nhẹ thì có thể được giảm thời gian tước bằng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước.

Về việc miễn tước bằng thì pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp được miễn tước giấy phép lái xe. Do đó, chỉ được nhận lại bằng lái xe sau khi hết thời hạn tước theo quy định. Như vậy, khi hành vi vi phạm giao thông có hình phạt bổ sung là tước bằng lái xe thì người vi phạm không thể xin miễn.

Mẫu đơn xin giảm tước bằng 2 tháng

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xin giảm tước bằng 2 tháng mới 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật sẽ giải đáp các vấn đề pháp lý như mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp buộc phải tước bằng của người vi phạm?

Theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) quy định việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
+ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
+ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Do đó, nếu cơ quan có thẩm quyền nhận thấy việc buộc tước bằng phù hợp với quy định trên thì sẽ tiến hành tước bằng.

Trường hợp nào được cấp lại giấy phép lái xe?

Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì cá nhân sẽ được cấp lại giấy phép lái xe khi thuộc trường hợp sau đây:
– Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng.
– Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)