Mẫu đơn ly hôn thuận tình 2023

706
Mẫu đơn ly hôn thuận tình chi tiết mới năm 2023

Có nhiều đôi vợ chồng hiện nay đang có mâu thuẫn trong hôn nhân và muốn ly hôn một cách hòa bình và thuận tình 2 bên. Khi đó, một trong hai vợ chồng sẽ phải nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền một lá đơn ly hôn thuận tình. Tuy nhiên, một số Tòa Án sẽ không chấp nhận những đơn ly hôn thuận tình không đúng mẫu. Vì vậy, hãy tham khảo Mẫu đơn ly hôn thuận tình chi tiết mới dưới đây của chúng tôi để quá trình lu hôn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tư vấn, soạn thảo Mẫu đơn ly hôn thuận tình hay dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh chóng… nhưng bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hay không có nhiều thời gian để thực hiện thủ tục hành chính.

Vậy nên bạn hãy tham khảo mẫu soạn thảo Mẫu đơn ly hôn thuận tình nhanh chóng của Tìm luật cập nhật mới nhất 2023.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP

Mẫu đơn ly hôn thuận tình

Mẫu Đơn ly hôn thuận tình là mẫu đơn được sử dụng để vợ chồng ly hôn sau khi đã thống nhất với nhau về các nội dung: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản chung, giành quyền nuôi con,…

Download mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

Đơn xin ly hôn thuận tình thực chất chính là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).

Hướng dẫn viết đơn xin ly hôn thuận tình

Cách ghi mẫu đơn ly hôn thuận tình theo mẫu 01-VDS được hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:

Mục (1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

Mục (2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội);

Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì gửi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

Mục (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.

Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

Mục (4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội);

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

Mục (6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

Mục (7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

Mục (8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

Mục (9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

Mục (10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

Mục (11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

Mục (12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay

Đơn xin ly hôn thuận tình viết tay được tòa án chấp nhận khi giống với mẫu của tòa án.

Lưu ý: Một số tòa án tại địa phương sử dụng mẫu đơn ly hôn riêng, khác về nội dung và cách trình bày đối với các mẫu đơn ly hôn phổ biến. Vì thế, để nhanh chóng hoàn thiện, xử lý đơn ly hôn của mình, cần tham khảo mẫu đơn xin ly hôn của tòa án cấp quận/huyện tiếp nhận đơn hoặc đến trực tiếp tòa án và xin mẫu đơn ly hôn mới nhất và điền thông tin, viết tay hoặc trình bày lại theo ý thích.

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay cần trình bày các nội dung

– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn khởi kiện về việc thuận tình ly hôn; Ngày, tháng, năm thực hiện đơn ly hôn;

– Tên đơn: Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (nếu có các yêu cầu khác như giành quyền nuôi con, chia tài sản thì tên đơn ly hôn có thể ghi là Đơn yêu cầu công nhận Thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và chia tài sản);

– Kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn (người viết đơn cần ghi rõ tên cơ quan nhận đơn như Tòa Án nhân dân huyện nơi có thẩm quyền thụ lý giải quyết);

– Thông tin cá nhân của vợ, chồng yêu cầu ly hôn: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email…(cần phải ghi rõ ràng, chính xác để trong quá trình tiếp nhận, xử lý Toà còn gửi thông báo tới vợ, chồng);

– Phần nội dung yêu cầu Tòa công nhận giải quyết gồm những nội dung như sau:

  • Quan hệ hôn nhân: Ghi rõ thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại còn đang chung sống cùng nhau hay mỗi người sống một nơi (cần  thể hiện tình trạng quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn và những nguyên nhân của mâu thuẫn);
  • Con chung: Ghi rõ hai vợ chồng có mấy người con chung, tên tuổi, năm sinh và giới tính của con và thỏa thuận về vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng (nếu có con chung);
  • Tài sản chung: Liệt kê tất cả tài sản chung của hai vợ chồng và việc thỏa thuận phân chia tài sản (nếu có tài sản chung);
  • Nợ chung: Thống kê đầy đủ, chi tiết số nợ chung của cả hai, thời gian trả, tên người cho vay, tên và số lượng tài sản được vay là tiền hay tài sản khác, thỏa thuận người trả nợ (nếu có nợ chung);

– Kính đề nghị Tòa xem xét giải quyết;

– Vợ, chồng cần thống nhất nội dung đơn, ký tên và ghi rõ họ tên vào đơn xin ly hôn thuận tình.

Mẫu đơn ly hôn thuận tình viết sẵn

Các mẫu đơn ly hôn thuận tình

Đơn ly hôn là văn bản theo mẫu quy định mà vợ/chồng yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và tuyên bố chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn

Tùy thuộc vào việc yêu cầu ly hôn từ một bên hoặc cả hai bên vợ, chồng mà đơn ly hôn cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

– Trường hợp đơn phương ly hôn (yêu cầu ly hôn từ một phía vợ hoặc chồng): thì sẽ sử dụng Mẫu đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS) ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (thường được người dân gọi là đơn xin ly hôn đơn phương);

– Trường hợp thuận tình ly hôn (yêu cầu ly hôn từ cả hai phía vợ và chồng): thì sẽ sử dụng Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu số 01-VDS) ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (thường được người dân gọi là đơn thuận tình ly hôn).

Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hay nói cính xác hơn là Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu số 01-VDS) được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [38.00 KB]

Hướng dẫn viết Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

– Tên đơn:  Trường hợp Khách hàng chỉ yêu cầu ly hôn mà không yêu cầu giải quyết về mặt tài sản, con cái thì chỉ cần để tên “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”, ngược lại, nếu có các yêu cầu khác như vấn đề nuôi con, chia tài sản thì đơn ly hôn có thể đặt “Đơn yêu cầu công nhận Thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và chia tài sản”.

– Kính gửi: Người viết đơn cần ghi rõ tên cơ quan nhận đơn như Tòa Án nhân dân huyện A, Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng…Trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

– Về thông tin cá nhân của vợ, chồng: Thông tin này bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ hộ khẩu thường trú và địa chỉ chỗ ở hiện  tại, số điện thoại của mỗi người,các thông tin này cần phải thật rõ ràng, chính xác để trong quá trình tiếp nhận, xử lý Toà còn thông báo với vợ, chồng.

– Nội dung đơn: Ghi rõ thông tin thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này thể hiện tình trạng quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn và những nguyên nhân của mâu thuẫn…..Chúng tôi làm đơn này đề nghị Tòa án nhân dân giải quyết việc ly hôn thuận tình, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:

+ Về con chung: Hiện nay anh chị đã có con chung với nhau hay chưa, nếu có thì ghi rõ số con, tên tuổi, năm sinh và giới tính của con và thỏa thuận về vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng.

VD: Chúng tôi đã thỏa thuận chồng tôi là người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng của tôi để hỗ trợ tôi nuôi con là 3 triệu đồng và đến khi con đủ 18 tuổi.

Trường hợp Vợ chồng kết hôn mà chưa có con thì ghi chưa có con chung và không yêu cầu Toà giải quyết.

+ Về tài sản chung: Liệt kê tài sản chung của hai vợ chồng và việc thỏa thuận phân chia tài sản.

Ví dụ: Trong thời gian chung sống với nhau, chúng tôi đã tạo dựng được một số tài sản chung sau:

– 1 căn nhà trị giá 1 tỷ đồng tại địa chỉ….

– 1 xe ô tô trị giá 500 triệu đồng….

Chúng tôi đã thỏa thuận chia đôi tài sản trên, mỗi người một nửa giá trị tài sản đó.

+ Về nhà ở: Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về nhà ở trong trường hợp có nhà, nếu không có nhà thì ghi là không có.

+ Về phần vay nợ chung :

 Nếu không có nợ chung sẽ ghi vào trong đơn là “Không có”,  Nếu có nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết số nợ chung cụ thể, thời gian trả, người cho vay, tên tài sản,…Thỏa thuận người trả nợ.

– Sau khi xem xét lại toàn bộ nội dung đơn, vợ chồng cần thống nhất nội dung đơn và ký tên mình vào đơn đề nghị ly hôn thuận tình. Trước khi quyết định viết đơn xin ly hôn thuận tình, cả hai đều phải suy nghĩ thấu đáo, nghiêm túc để không hối hận về quyết định của mình.

Mẫu đơn ly hôn thuận tình chi tiết mới năm 2023
Mẫu đơn ly hôn thuận tình chi tiết mới năm 2023

Mẫu đơn thuận tình ly hôn vắng mặt

Khi được Tòa án triệu tập lần thứ nhất để giải quyết yêu cầu ly hôn, nguyên đơn hoặc bị đơn phải có mặt. Nếu vắng mặt phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nếu không có đơn thì phiên tòa sẽ phải hoãn xét xử.

Khi đó, Tòa án phải thông báo cho những người còn lại được biết về tình hình của phiên tòa và về việc hoàn phiên tòa.

Đối với lần triệu tập lần thứ hai, nếu một trong hai vợ chồng lại vắng mặt nếu có lý do chính đáng hoặc vì sự kiện bất khả kháng thì có thể hoãn phiên tòa; Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết; Nếu không có thì sẽ có những hậu quả như sau:

– Nguyên đơn vắng mặt: Sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.

– Bị đơn vắng mặt:

  • Tòa vẫn tiến hành xét xử vắng mặt nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
  • Tòa đình chỉ giải quyết với yêu cầu phản tố nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt tại phiên tòa. Lúc này, bị đơn được coi là từ bỏ yêu cầu phản tố.

Như vậy, đương sự có thể vắng mặt khi giải quyết yêu cầu ly hôn. Bởi việc ly hôn không thể ủy quyền được, hai bên vợ chồng phải có mặt tại Tòa nên khi vắng mặt trong phiên tòa xét xử thì phải có đơn đề nghị xét xử vụ án vắng mặt.

Lúc này, việc đương sự có đơn đề nghị giải quyết ly hôn vắng mặt thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục bình thường. Tuy nhiên, thời gian giải quyết sẽ bị kéo dài hơn rất nhiều so với thủ tục thông thường.

Mẫu đơn thuận tình ly hôn mua ở đâu?

Tải mẫu đơn trên Timluat.com

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp được hình ảnh, file một đơn xin thuận tình ly hôn trên một trang mạng. Tuy vậy, vì tiếp nhận những mẫu đơn ly xin ly hôn trên các nguồn không chính thống nên đã có nhiều trường hợp bị Tòa án trả lại hồ sơ vì mẫu đơn xin ly hôn không chuẩn xác. Vì vậy, bạn phải cẩn thận, chọn lọc mẫu đơn ly hôn tại các nguồn chính thống, đã được kiểm chứng để tránh bị sai hồ sơ khi nộp tại Tòa án.

Mua trực tiếp tại Tòa án

Đây có thể được coi là một cách thức an toàn và bảo đảm chính xác để có được mẫu đơn ly hôn chính xác nhất. Vì hiện nay các tòa thường ban hành mẫu đơn xin ly hôn riêng biệt. Điều này xuất phát từ cách thức làm việc của từng địa phương. Tuy nhiên, về nội dung cơ bản thì những mẫu đơn này đều dựa theo mẫu do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Đây là cách bạn có thể mua được mẫu đơn đúng nhất theo mỗi Tòa án. Tuy vậy, nhiều trường hợp vợ hoặc chồng ở xa Tòa án có thẩm quyền thì khó có thể đến tòa mua mẫu đơn trực tiếp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn ly hôn thuận tình chi tiết mới năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, timluat.com sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý kèm các thông tin pháp lý liên quan như mẫu hợp đồng thuê nhà, mẫu đơn xin nghỉ việc,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc vợ hoặc chồng phải mua mẫu đơn xin ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân nơi nộp đơn xin ly hôn hay không?

Không có quy định nào bắt buộc một trong hai bên (vợ, chồng) phải mua đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân nơi thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, do người dân ít có điều kiện tiếp xúc với thủ tục tố tụng và cũng không biết nên viết đơn như thế nào, do đó, để đảm bảo nhanh chóng được tiếp nhận hồ sơ, người nộp đơn xin ly hôn có thể liên hệ trực tiếp tòa án nhân dân nơi nộp hồ sơ để xin hoặc mua mẫu đơn xin ly hôn và nhờ cán bộ cung cấp đơn hướng dẫn viết đơn xin ly hôn.

Thời hạn Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mất bao lâu và có thể nhận quyết định qua bưu điện được không?

hời gian Ly hôn thuận tình có thể kéo dài trong khoảng từ 02- 03 tháng tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định của pháp luật. Trong thực tế, nếu có vấn đề bất khả kháng, sự kiện khách quan khác… thì việc ly hôn thuận tình có thể kéo dài hơn.
Sau khi có quyết định công nhận thuận tình ly hôn, một trong hai bên cần liên hệ trực tiếp với Tòa án để nhận bản gốc quyết định, việc Tòa án có chuyển quyết định qua bưu điện hay không phụ thuộc vào từng Tòa án.

Biểu mẫu dùng trong ly hôn theo quy định của pháp luật hiện nay?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 02 trường hợp ly hôn thường gặp là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.
Trường hợp ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình sẽ áp dụng 02 biểu mẫu khác nhau gồm:
– Đơn khởi kiện: Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự: Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)