Bệnh hiểm nghèo là bệnh khó có thể chữa khỏi và cần tốn rất nhiều chi phí để chữa trị. Vì tốn nhiều chi phí để đi lại, ăn uống, khám chữa bệnh nên có thể nhiều người không có đủ tài chính để chi trả. Vì vậy, họ có mong muốn xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo. Nếu bạn đang có mong muón xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo, hãy theo dõi Thủ tục xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo chi tiết năm 2023 dưới đây của Tìm luật nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 140/2021/NĐ-CP
- Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP
- Luật Bảo hiểm y tế 2014
Bệnh hiểm nghèo là gì?
Bệnh hiểm nghèo là một từ ngữ chúng ta thường gọi về những loại bệnh nguy hiểm và khó thể chữa trị. Một số bệnh hiểm nghèo thường thấy như: ung thư, xơ gan cổ chướng, phong, lao, bại liệt, AIDS, suy tim, suy thận… Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa chính thức về bệnh hiểm nghèo. Chúng ta có thể giải nghĩa bệnh hiểm nghèo qua các quy định sau:
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc:
“Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, phong hủi, lao đa kháng thuốc, xơ gan cổ trướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS hoặc bệnh khác có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.”
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự 2015 về án treo:
“Mắc bệnh hiểm nghèo là trường bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.“
Theo đó có thể hiểu bệnh hiểm nghèo là bệnh nguy hiểm đến tính mạng và khó có phương thức chữa trị. Trong đó:
– Sự nguy hiểm đến tính mạng có thể gây ra bởi:
- Những tác động nghiêm trọng lên cơ thể ở thời điểm hiện tại
- Diễn tiến qua giai đoạn sau nhanh chóng
- Hoặc bệnh diễn tiến từ từ nhưng lại khó điều trị và có nguy cơ cao gây ra suy yếu, tật nguyền hoặc tử vong.
– Phương pháp điều trị thuộc mức độ khó, đòi hỏi kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư… cao cấp, liệu trình điều trị đặc biệt, kéo dài, bám sát thực tế, khó đoán định trước. Khả năng điều trị thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, nguyên nhân, tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa người bệnh…
Chế độ đối với người mắc bệnh hiểm nghèo
Trên thực tế, không phải tất cả những người mắc bệnh hiểm sẽ được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước. Do đó, để đảm bảo quyền lợi ủa mình thì cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần nắm được các chế độ đối với người mắc bệnh hiểm nghèo như thế nào? Dưới đây là một số chế độ đối với người mắc bệnh hiểm nghèo mà các cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo nên nắm rõ.
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế
Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định: Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; Người có công với cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi;
– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
– 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
– 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Khi một người tham gia nhiều đối tượng bảo hiểm y tế, quyền lợi bảo hiểm y tế sẽ được hưởng theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Đồng thời, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong quá trình hoạt động, cũng được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau. Các điều khoản về mức hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 23 và Điều 25 trong Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với người nghèo
Theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về y tế khám, chữa bệnh cho người nghèo quy định như sau:
Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh gồm người thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Chính phủ; đồng bào dân tộc thiểu số, đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn; người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước; người mắc bệnh ung thư, các bệnh hiểm nghèo khác gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí.
Theo đó, người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo và nhân dân các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được:
- Hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
- Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
- Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
- Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng phải cùng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với người bệnh phải cùng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí được hỗ trợ thanh toán một phần viện phí đối với người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh thì thanh toán viện phí theo quy định hiện hành.
Đối với quân nhân đã nghỉ hưu
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư số 158/2011/TT-BQP về việc thực hiện một số chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ quân đội nghỉ hưu quy định chế độ bảo hiểm đối với sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo như sau:
- Sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu bị mắc một trong các bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo (quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ bị bệnh hiểm nghèo thì được hưởng trợ cấp hàng quý, nếu cán bộ bị từ trần thì ngừng trợ cấp từ quý sau.
- Chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo được thực hiện từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định và được hưởng trợ cấp cả quý đó; mức trợ cấp một người/quý bằng một (01) tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm chi trả;
- Cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo điều trị tại các bệnh viện, của quân đội được hưởng phần chênh lệch giữa tiền ăn bệnh lý và tiền ăn cơ bản do bệnh viện thanh toán.
Thủ tục xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo
Không phải bất cứ trường hợp nào bị bệnh hiểm nghèo cũng được Nhà nước, tổ chức trợ cấp. Do đó, để được hưởng trợ cấp bệnh hiểm nghèo thì cá nhân cần gửi đơn xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo đến các cơ quan, tổ chức. Thông thường thủ tục xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo sẽ được thực hiện như sau:
Cơ quan có thẩm quyền: Bệnh viện, Trung tâm y tế, Trung tâm xã hội, Ủy ban nhân dân, Cơ quan bảo hiểm xã hội,…;
Thủ tục: Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, việc xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo sẽ là việc cá nhân gửi hồ sơ xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo đến các cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo:
- Đơn xin trợ cấp hàng tháng cho người mắc bệnh hiểm nghèo
- CMND/ CCCD của người xác lập đơn và người xin được hỗ trợ,
- Sổ hộ khẩu,
- Các hồ sơ bệnh án, xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe hiện tại,
- Xác nhận của chính quyền địa phương (nếu có) về quá trình sinh sống của người bệnh,
- Xác nhận tình trạng gia đình,
- Sổ hộ nghèo, chứng nhận tương đương thể hiện kinh tế khó khăn và các giấy tờ có liên quan khác;
Mẫu đơn xin trợ cấp hàng tháng cho người mắc bệnh hiểm nghèo
Cách viết đơn: Để Đơn xin hưởng chế độ trợ cấp dành cho người mắc bệnh hiểm nghèo dễ dàng được xem xét chấp nhận, người làm đơn cần trình bày ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, trung thực tình trạng của mình và có những căn cứ chứng minh cho nhưng lời trình bày đó.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo chi tiết năm 2023” đã được Tìm luật giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Người hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo có được hưởng trợ cấp xã hội không?
Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
“Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).“
Như vậy, hiện nay không có quy định người thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Bệnh hiểm nghèo nào được BHYT chi trả?
Vì bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Khi ốm đau, bệnh tật hoặc xảy ra các sự cố, tai nạn ngoài ý muốn, bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ, giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ viện phí để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Do đó, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Mức hỗ trợ chi phí chữa trị bệnh hiểm nghèo sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế chứ không phụ thuộc vào loại bệnh mà người tham gia bảo hiểm y tế mắc phải.