Hướng dẫn soạn Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư 2023

2147

Đơn xin cấp đất tái định cư là một văn bản quan trọng được người dân gửi đến các cá nhân hoặc đơn vị có thẩm quyền tại địa phương. Đây là bước không thể thiếu trong quá trình xin cấp đất tái định cư, có vai trò quyết định đối với việc có được hưởng quyền sử dụng đất hay không. Vậy “Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư 2023″ có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Hướng dẫn soạn Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư 2023

Download Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư 2023

Hướng dẫn soạn Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư 2023

Phần thông tin người làm đơn đề nghị hỗ trợ:

1. Tôi tên là: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa

2. Sinh năm: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh

3. Chứng minh nhân dân số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)

4. Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

5. Hiện đang cư trú tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

Phần thông tin người đề nghị hỗ trợ tái định cư (trường hợp người dề nghị là tổ chức)

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế: Ghi thông tin trên GĐKKD

Phần thông tin của người đại diện hợp pháp theo pháp luật

1. Người đại diện theo pháp luật: Ông: Ghi rõ họ tên ằng chứ in hoa, có dấu

2. Chức vụ: Ghi theo chức vụ đang đảm nhiệm ở thời điểm hiện tại

3. Chứng minh nhân dân số: Ghi theo thông tin trên Chứng minh nhân dân

4. Người làm đơn đề nghị trình bày rõ sự việc và lý do có quyền được bố trí tái định cư, ví dụ, thuộc diện bị thu hồi đất,…)

5. lời cam đoan

6. Người làm đơn kỹ và ghi rõ họ tên

Điều kiện để xin cấp đất tái định cư

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, điều kiện để được đền bù bằng nhà, đất tái định cư gồm có: 

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hoặc người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam;

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Đất còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình hoặc cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bi thu hồi;

– Nếu địa phương còn quỹ đất ở

Thủ tục xin cấp đất tái định cư

Hồ sơ xin cấp đất tái định cư sẽ được chuyển đến Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Môi trường thuộc cấp huyện. Hồ sơ này sẽ bao gồm các thành phần sau đây:

– Đơn đề nghị cấp đất tái định cư.

– Giấy tờ cần thiết để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Nếu muốn đăng ký thêm quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cần chuẩn bị thêm một trong số các giấy tờ được liệt kê tại Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Các chứng từ chứng minh đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ tài chính hoặc giấy chứng minh bạn thuộc trường hợp được miễn hoặc miễn giảm nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất nếu có.

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu số 01/LPTB.

– Tờ khai tiền sử dụng đất theo mẫu số 01/TSDĐ.

Các trường hợp được cấp đất tái định cư

Nhà nước cấp đất tái định cư nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, đồng thời giúp họ ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bị thu hồi đất đều được hưởng quyền này.

Theo Điều 6, Nghị định 47/2014/ NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp 1: Khi Nhà nước thu hồi đất mà hộ gia đình hoặc cá nhân sở hữu đã có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật, thì sẽ áp dụng theo quy định bồi thường. Để được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, cần có đủ những điều kiện sau đây:

– Đất bị thu hồi hết

– Diện tích đất còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để người dân sinh sống theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

– Chủ nhà không còn nhà ở, đất nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi đất bị thu hồi. 

Khi chủ sở hữu đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và không có nhu cầu được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, Nhà nước sẽ thực hiện việc bồi thường bằng tiền.

Trường hợp 2: Trường hợp có nhiều hộ gia đình đồng quyền sử dụng chung một thửa đất bị thu hồi, UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương để xác định mức hỗ trợ tái định cư cho từng hộ gia đình.

Trường hợp 3: Đất của cá nhân hoặc hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, và chủ thửa đất không có nhà ở hoặc đất ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang bảo vệ, sẽ được chuyển đổi và bố trí tái định cư tại khu vực an toàn hơn.

Trường hợp 4: Các cá nhân hoặc hộ gia đình sở hữu đất sẽ được hỗ trợ đất tái định cư trong các trường hợp sau:

– Đất ở nằm trong khu vực có môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

– Đất ở có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún, bị tác động bởi các thiên tai, đe dọa tính mạng của người dân.

Vấn đề Hướng dẫn soạn Mẫu đơn xin cấp đất tái định cư 2023 đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian sau khi làm thủ tục xin cấp đất tái định cư là bao lâu?

Không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính và thời gian niêm yết công khai của UBND cấp xã (15 ngày).

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

Tách sổ đỏ khu đất tái định cư được hiểu đơn giản là chia thửa đất đó thành nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn. Còn theo quy định của pháp luật, tách sổ đỏ đất tái định cư là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau thủ tục thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,…
Về mặt pháp lý, đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và người sở hữu đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất khác. Do vậy, đất tái định cư có thể tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với mặt đất. 
Không có tranh chấp tại đất tái định cư.
Không bị kê biên ở khu đất tái định cư để bảo đảm thi hành án.
Đất tái định cư còn thời hạn sử dụng.
Mảnh đất dự định tách đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất. 
Người sử dụng đất không vi phạm các quy định pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất tái định cư. 
Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể dùng các loại giấy tờ sau:
Biên bản họp xét tái định cư cho các chủ sở hữu có đất bị thu hồi.
Biên bản bốc thăm nền tái định cư
Biên bản bàn giao nền tái định cư 
Quyết định về việc giao nền tái định cư 

5/5 - (1 bình chọn)