Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà

1035
Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà

Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà có ý nghĩa rất quan trọng để xác nhận việc chuyển tiền mua bán nhà theo đúng thỏa thuận mà các bên đã ký kết. Mục đích của nó là đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà có nội dung như thế nào? cách điền vào mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà ra sao? Do vậy mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tìm luật để hiểu rõ hơn nhé

Giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà là gì

Giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà là văn bản thể hiện việc giao và nhận tiền giữa hai bên giao dịch mua bán nhà, có chữ ký xác nhận của cả hai bên đầy đủ. Trong một số trường hợp, giấy biên nhận tiền mua nhà sẽ có thêm nội dung là có bên thứ 3 làm chứng để đảm bảo độ tin cậy.

Giấy xác nhận thanh toán tiền thường được sử dụng trong giao dịch mua bán, vay mượn tiền, mẫu giấy biên nhận tiền mua bán nhà ở,…

Nội dung của giấy xác nhận thanh toán tiền thường gồm những nội dung cơ bản sau: Thời gian, địa điểm thiết lập biên nhận, thông tin của 02 bên giao dịch, nội dung giao nhận tiền,… Sau khi thỏa thuận và hoàn thành đầy đủ thông tin, các bên kiểm tra tiền và ký vào 02 bản biên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.

Nội dung của giấy giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà

Tương tự như những mẫu văn bản xác nhận thanh toán khác thì Giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà sẽ bao gồm rất nhiều thông tin khác nhau. Nhưng dù là giấy xác nhận nào thì cũng sẽ có một số nội dung cơ bản, quan trọng không thể thiếu dưới đây:

  • Tên biên bản
  • Thông tin của bên giao và nhận tiền, thông tin của bên làm chứng (nếu có): Họ và tên, số CMND, địa chỉ, SĐT,…
  • Thời gian, địa điểm giao nhận tiền
  • Nội dung giao nhận tiền
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Chữ ký của các bên tham gia

– Giấy biên nhận tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đối với những khoản tiền có giá trị lớn hoặc nhỏ bắt buộc phải sử dụng đến giấy biên nhận tiền. Đây được xem là bằng chứng duy nhất để chứng minh một cuộc giao dịch có thực và đảm bảo quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan.

– Trong trường hợp bạn thực hiện cuộc giao dịch mua bán bất cứ một sản phẩm nào đó mà bản thân mặt hàng ấy không có phiếu bảo hành kèm theo, biểu mẫu này có giá trị như phiếu bảo hành hoặc đổi trả hàng hóa khi có nhu cầu.

– Trường hợp giao dịch với một đơn vị, thông thường, trong khoảng thời gian nhất định, bộ phận kế toán sẽ rà soát lại các hóa đơn và thống kê tài chính. Nếu có thắc mắc về khoản tiền có liên quan đến giao dịch nào đó, lúc này giấy biên nhận tiền sẽ là cơ sở chứng minh cho việc bạn đã trả tiền và hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết.

Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà

Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà

Giấy xác nhận thanh toán tiền là một trong những hình thức được sử dụng thường xuyên nhất trong các giao dịch dân sự. Đây là cơ sở để chứng minh các bên đã đưa và nhận một số tiền nhất định. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, biên lai thu tiền mặt là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Mời bạn tham khảo mẫu giấy dưới đây của chúng tôi nhé:

Một số lưu ý khi viết giấy biên nhận giao – nhận tiền

– Có đầy đủ thông tin của bên giao và bên nhận

– Giấy biên nhận tiền phải ghi một cách chính xác thông tin của bên giao và thông tin của bên nhận. Về họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, chỗ ở hiện tại…Người viết văn bản cần phải chú ý đến những thông tin này để ghi chính xác, đầy đủ và kịp thời sửa chữa nếu như có sai sót.

– Số tiền đã nhận đủ bao nhiêu?

– Mục đính chính của giấy biên nhận tiền là bên B đã thanh toán, chi trả cho bên A số tiền là bao nhiêu? Số tiền này cần phải được ghi bằng chữ để tránh những nhầm lẫn không đáng có. Về mục đích sử dụng tiền trong bản hợp đồng đầu tiên đã có ghi rõ, trong văn bản lần này mục đích chính là nói về việc ban giao vì thế người làm giấy biên nhận tiền không cần phải ghi điều khoản này vào văn bản nữa.

– Giấy biên nhận tiền ngoài những thông tin cần thiết nêu trên thì cần phải có xác nhận của người làm chứng, hay còn gọi là người thứ ba. Mục đích là giúp hai bên có thể xác minh, chứng thực thông tin một cách chính xác nhất. Tài chính là vấn đề nhạy cảm nhưng cũng rất cần tới sự minh bạch, rõ ràng nếu như không có bên thứ ba làm chứng thì chữ ký cũng có thể giả mạo được, sự chính xác và độ an toàn về thông tin không hề cao.

– Giấy biên nhận tiền phải ghi rõ chữ ký và họ tên của người làm chứng, đồng thời cam kết những gì mình nói hoàn toàn là sự thật. Khi có bất kỳ tranh chấp, khiếu nại nào xảy ra thì người làm chứng sẽ có trách nhiệm làm nhân chứng, đồng thời khai báo đúng sự thật. Nếu như có sự thông đồng hoặc cố tình gian lận về thông tin thì cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vấn đề Mẫu giấy xác nhận thanh toán tiền mua nhà đã được Tìm luật cung cấp qua thông tin bài viết trên. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về vấn đề pháp lý liên quan như là tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng không?

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực. Trên thực tế nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc dẫn tới tranh chấp.

Đồng ý bán nhà và đã nhận cọc nhưng không bán nữa có được không?

Tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, trường hợp đã đặt cọc nhưng không thực hiện mua bán vẫn sẽ bị phạt. Mức phạt cọc được quy định cụ thể như sau:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)