Hướng dẫn cách viết biên bản xử lý kỷ luật mới nhất

262
cách viết biên bản xử lý kỷ luật

Khi nhân viên vi phạm nội quy lao động hoặc phạm lỗi nghiêm trọng trong công việc, việc xử lý kỷ luật là điều cần thiết để bảo đảm tính trật tự và kỷ luật trong môi trường làm việc. Biên bản xử lý kỷ luật không chỉ là công cụ quản lý mà còn có giá trị pháp lý trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm và quyền lợi của nhân viên.

Vậy “Hướng dẫn cách viết biên bản xử lý kỷ luật mới nhất” có nội dung như thế nào? Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Hướng dẫn cách viết biên bản xử lý kỷ luật mới nhất

Tải xuống Mẫu biên bản xử lý kỷ luật mới nhất

Hướng dẫn cách viết biên bản xử lý kỷ luật

Ngoài tính khách quan và chính xác, việc lập biên bản xử lý kỷ luật cũng cần tuân theo một số nguyên tắc quan trọng khác. Việc sắp xếp thông tin theo trình tự thời gian và diễn biến cuộc họp là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các sự kiện và quyết định được ghi chép đầy đủ và logic. Biên bản phải được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng, tránh sử dụng các thuật ngữ phức tạp hoặc ngôn ngữ mơ hồ có thể gây hiểu nhầm. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của biên bản.

Về hình thức: Biên bản cần được trình bày một cách rõ ràng, tránh tẩy xóa hoặc chỉnh sửa quá nhiều. Nội dung của biên bản cũng phải đầy đủ và không được bỏ sót bất kỳ thành phần khác của biên bản.

Về nội dung:

– Trong phần thành phần tham dự, cần ghi chính xác và đầy đủ thông tin về họ tên, chức vụ và vị trí công việc của những người tham gia cuộc họp.

+ Phần nội dung của biên bản là phần quan trọng nhất, cần trình bày chi tiết những thông tin về sự việc vi phạm, bao gồm thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm, và hậu quả gây ra một cách khách quan. Lưu ý, cần tập trung vào các thông tin chính liên quan đến hành vi vi phạm, tránh việc trình bày không cần thiết và lan man.

Ngoài ra, cần ghi hình thức kỷ luật được áp dụng trong trường hợp vi phạm, bao gồm các biện pháp như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, hoặc sa thải.

Biên bản kỷ luật cần có đủ chữ ký của những người tham dự. Trong trường hợp có người không ký vào biên bản, người ghi biên bản phải nêu rõ họ tên và lý do tại sao họ không ký (nếu có) trong nội dung của biên bản.

Các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Trong môi trường làm việc, việc duy trì tính kỷ luật là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn ra một cách hiệu quả. Để thực hiện điều này, các tổ chức và doanh nghiệp cần thiết lập và áp dụng các biện pháp kỷ luật lao động một cách công bằng và hiệu quả. Các nguyên tắc xử lý kỷ luật giúp đảm bảo quá trình xử lý kỷ luật diễn ra theo đúng quy định và đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

“Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.”

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động có vai trò trong việc duy trì trật tự và kỷ luật trong nơi làm việc, đảm bảo mọi người tuân thủ nội quy và quy định công ty. Quy trình này cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích không chỉ của nhân viên mà còn của công ty. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình xử lý kỷ luật lao động, từ việc phát hiện vi phạm cho đến việc áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp.

Theo Điều 70 Nghị định 145/2020 quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

Việc xác nhận hành vi vi phạm có thể được thực hiện ở một trong hai giai đoạn:

– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra.

– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra.

Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động

– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện.

– Trước khi họp xử lý kỷ luật, thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho các đối tượng sau:

+ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động vi phạm là thành viên;

+ Người lao động vi phạm kỷ luật lao động;

+ Người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

Việc ban hành quyết định xử lý kỷ luật được thực hiện trong thời hiệu tại Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động, là một trong ai người sau:

– Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật

Cũng trong thời hiệu quy định, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Tìm Luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn cách viết biên bản xử lý kỷ luật mới nhất” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ khác thông tin pháp lý khác liên quan như là tra cứu giấy phép lái xe theo cccd… các tin tức, mẫu đơn pháp lý chuẩn xác, cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, vui lòng cập nhật trang web để nắm bắt được thông tin, tình hình pháp lý mới nhất phục vụ cho các vấn đề trong cuộc sống. 

Các nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động cần biết?

Theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như sau:
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ quy định sau:
+ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
+ Có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang là thành viên.
+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
+ Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
– Không được xử lý kỷ luật người lao động khi đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam.
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm sau:
* Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
* Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Có bắt buộc phải lập Biên bản xử lý kỷ luật nhân viên không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động phải lập Biên bản vi phạm.
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, trong đó theo khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.
Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật thông thường gồm 03 phần:
– Thành phần tham dự: Gồm những ai? Giữ chức vụ gì? Thuộc phòng, ban nào?
– Nội dung, gồm:
+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc;
+ Diễn biến sự việc;
+ Bằng chứng, tang vật;
+ Thiệt hại của công ty;
+ Ý kiến người bị lập biên bản;
+ Hình thức xử phạt…
– Thời gian kết thúc cuộc họp.
– Chữ ký của các bên.

5/5 - (1 bình chọn)